Đặt lịch hẹn khám
Các chuyên gia
Sáng Thứ 2- Thứ 6 | 07:30 - 12:00 |
Chiều Thứ 2 - Thứ 6 | 13:00 - 16:30 |
Ngoài giờ | 16:30 - 21:00 |
Thứ 7, CN | 08:00 - 17:00 |
Tổng đài
Nếu bạn hoặc người thân đang trong tình trạng khẩn cấp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số sau
- 0969231616
- bvchamcuutrunguong@gmail.com

I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa: Rối loạn cương, thay thế cho từ bất lực, là tình trạng mà một người đàn ông không thể đạt tới hay duy trì được sự cương dương vật đủ cứng để giao hợp thoả mãn. Định nghĩa này giúp phân biệt rối loạn cương với các thể rối loạn tình dục khác là rối loạn ham muốn tình dục, rối loạn cực khoái và rối loạn cảm giác tình dục.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn cương cần phải kéo dài hay lặp đi lặp lại trong ít nhất là 3 tháng hay 6 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, những bệnh nhân trẻ tuổi thường đến khám bệnh vì rối loạn cương sau một vài ngày dương vật cương không đạt đủ cứng. Vì rối loạn cương thường đi kèm với những bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp và những bệnh tâm thần, thần kinh khác, nên thầy thuốc thuộc nhiều lĩnh vực chuyên khoa khác nhau đều có thể gặp những bệnh nhân này. Rối loạn cương có ảnh hưởng xấu trên sự tự tin của bản thân, chất lượng sống và có thể gây tổn hại cho mối quan hệ vợ chồng.
2. Nguyên nhân:
Chức năng cương bình thường đòi hỏi sự phối hợp của các yếu tố sinh lý, nội tiết, thần kinh, mạch máu và thể hang. Sự biến đổi của bất cứ thành phần nào trong các yếu tố trên đều có thể gây ra rối loạn cương. Sự phối hợp nhiều yếu tố gây rối loạn cương cũng thường gặp.
- Tuổi cao
- Rối loạn tâm lý: Trầm cảm, lo lắng
- Rối loạn thần kinh: Bệnh não, chấn thương tủy sống, bệnh cột sống, bệnh thần kinh ngoại vi, tổn thương thần kinh thẹn.
- Rối loạn nội tiết: Suy tuyến sinh dục, cường Prolactin huyết, cường hay suy giáp, hội chứng Cushing, bệnh Addison.
- Rối loạn mạch máu: Xơ vữa mạch máu, bệnh tim thiếu máu, bệnh mạch máu ngoại vi, suy tĩnh mạch, bệnh lý thể hang.
- Do thuốc: Thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm (giảm ham muốn), estrogen và các thuốc kháng Androgen (giảm ham muốn), Digoxin.
- Thói quen: Ma túy, nghiện rượu, hút thuốc lá.
- Bệnh khác: Đái tháo đường, suy thận, tăng lipid máu, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẹn mãn tính.
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Bệnh sử: Bệnh sử y khoa và tình dục của bệnh nhân cần được khai thác kỹ, thuốc đang sử dụng, hút thuốc lá và rượu, bệnh ngoại khoa và mạch máu. Rất nhiều bảng câu hỏi để đánh giá mức độ rối loạn cương đã được đề ra bởi nhiều tác giả, nhưng bảng hay dùng nhất hiện nay là Bảng Sức khỏe Tình Dục Nam Giới SHIM (Sexual Health Inventory For Men)
- Khám lâm sàng: Đo huyết áp, bắt mạch và khám thần kinh cần được thực hiện, kể cả đo phản xạ hành-hang và đo trương lực cơ vòng hậu môn. Những đặc điểm giới tính thứ phát cũng cần được đánh giá để tìm các dấu hiệu của suy tuyến sinh dục và các bất thường tại chỗ của bộ sinh dục ngoài. Dương vật nên được sờ tìm mảng xơ Peyronie và tinh hoàn được khám đo kích thước và mật độ.
- Xét nghiệm chẩn đoán suy tuyến sinh dục: Testosterone toàn phần huyết thanh là đủ. Nếu nồng độ testosterone bất thường hay nếu có dấu hiệu lâm sàng của suy tuyến sinh dục thì khảo sát toàn bộ sẽ bao gồm testosterone toàn phần, testosterone tự do, LH và prolactin huyết thanh.
- Các xét nghiệm chẩn đoán rối loạn cương do tâm lý:
Rối loạn tâm lý hầu như luôn luôn có trong các trường hợp rối loạn cương và thường khó xác định rối loạn cương tâm lý là nguyên phát hay thứ phát sau một nguyên nhân thực thể. Khảo sát độ phồng và độ cứng của dương vật về đêm (NPTR, nocturnal penile tumescence and rigidity) có thể dùng để khảo sát dạ cương có bình thường hay không. Nếu bệnh nhân hoàn toàn không có cương dương vật khi hoạt động tình dục nhưng khảo sát NPTR bình thường thì bệnh nhân có khả năng bị rối loạn cương do tâm lý. Ngoài NPTR thì biện pháp kích thích thị giác tình dục (VS, visual sexual stimulation) được nhiều chuyên gia chọn lựa vì cương do đáp ứng với VSS giống với cương trong hoạt động tình dục hơn là dạ cương. Thử nghiệm dùng vòng tem dán quanh thân dương vật hay bang áp lực (snap gauges) không tin cậy nên không còn được sử dụng.
- Khảo sát mạch máu dương vật:
Khảo sát mạch máu chỉ áp dụng cho những bệnh nhân trẻ bị rối loạn cương do chấn thương vùng chậu hay tầng sinh môn. Mục tiêu của khảo sát này là nhằm xem bệnh nhân có thể có chỉ định phẫu thuật mạch máu dương vật hay không.
Khảo sát đầu tiên là tiêm thuốc thể hang với những chất giãn mạch gây cương. Đáp ứng kém với tiêm thuốc thể hang gợi ý bệnh lý mạch máu, mặc dù lo lắng cũng có thể gây đáp ứng kém. Đáp ứng tốt chứng tỏ bệnh nhân không có bệnh lý mạch máu mặc dù bệnh lý mạch máu nhẹ cũng có thể có đáp ứng tốt. Nếu đáp ứng kém với tiêm thuốc thể hang, thì bệnh nhân sẽ được thực hiện siêu âm Doppler thể hang, để có thể nhận biết bệnh lý động mạch hang và sự đóng tĩnh mạch. Nếu siêu âm ghi nhận có bệnh lý động mạch thì chụp động mạch dương vật có thể thực hiện để xác định vị trí tắc động mạch và sự bình thường của cây động mạch xa. Chụp động mạch chỉ thực hiện trên bệnh nhân đang cân nhắc khả năng phẫu thuật nối động mạch dương vật, nhưng không cần thiết trong trường hợp phẫu thuật mạch hóa tĩnh mạch lưng dương vật.
Bệnh lý cơ chế đóng tĩnh mạch được chẩn đoán bằng thể hang (cavernosometry). Dòng máu động mạch để duy trì sự cương dương vật sau khi tiêm thuốc thể hang là chìa khóa để chẩn đoán sự rối loạn cơ chế đóng tĩnh mạch. Chụp thể hang và thể hang ký động truyền (DICC, dynamic infusion cavernosometry and cavernosography) có thể dùng để chẩn đoán bệnh lý động mạch và cơ chế đóng tĩnh mạch. DICC là một xét nghiệm đắt tiền, phức tạp, chỉ dùng trong trường hợp cần cho những trường hợp cần chẩn đoán chính xác cao.
- Các xét nghiệm thần kinh: Trừ một vài trường hợp hiếm hoi, xét nghiệm thần kinh không thay đổi phương cách điều trị rối loạn cương. Mặt khác, hiện nay, vẫn chưa có xét nghiệm nào khảo sát được các chất dẫn truyền thần kinh. Do vậy theo Broderick và Lue (2002), khảo sát thần kinh trong rối loạn cương chỉ nhằm phát hiện một bệnh thần kinh có thể hồi phục như trong rối loạn cương do cưỡi xe đạp đường dài, đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương thần kinh trong đái tháo đường, chấn thương vùng chậu, và để nhận định xem có cần chuyển bệnh nhân tới bác sĩ chuyên khoa thần kinh hay không.
Theo Y học cổ truyền: Rối loạn cương dương được gọi là dương nuy.
- NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Nguyên nhân
Thanh thiếu niên thủ dâm nhiều, kết hôn sớm (tảo hôn), phòng dục quá độ... làm tiêu hao tinh khí từ đó dẫn đến thân khí bị tổn thương.
Sau khi bị bệnh không được chăm sóc và nuôi dưỡng đây đủ, mắc bệnh mạn tính kéo dài... những nguyên nhân này làm cho chân dương suy yếu.
- Cơ chế bệnh sinh
- Rồi loạn về tình chí, do suy nghĩ lo lắng quá độ ảnh hưởng đến tỳ.
- Căng thăng tinh thần ảnh hưởng đến tâm.
- Uất giận ảnh hưởng đến can.
- Kinh khủng sợ hãi ảnh hưởng đến thận.
Tỳ là nguồn sinh hóa tạo thành khí huyết, tỳ hư tất khí huyết sẽ suy giảm nên nuôi dưỡng cân (Tông cân – dương vật) bị ảnh hưởng. Tâm chủ huyết mạch và tàng thần nên tâm hư làm huyết không vận hành được bình thường, thần không chủ được sự hợp đồng của các tạng phủ làm cân mạch (Tông mạch) không được nuôi dưỡng đầy đủ và điều hòa. Can chủ cân, can khí uất kết làm mất chức năng sơ tiết và điều đạt nên ảnh hưởng đến sự vận động của cân mạch (Tông cân). Sự sợ hãi, kinh khủng sẽ làm khí loạn, thận khí sẽ bị tồn thương làm ảnh hưởng đến sự điều phối cân mạch.
Ngoài tổn thương các tạng phủ còn có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khác như ở những người ăn nhiều các chất béo ngọt, uống nhiều rượu... lâu ngày, dẫn đến tích ngưng trong cơ thể làm ảnh hưởng đến tỳ vị, tích thấp sinh nhiệt, thấp nhiệt hạ trú xuống hạ tiêu làm cân mạch bị tổn thương.
III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Với mỗi thể lâm sàng, tuỳ từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.
- Thể mệnh môn hỏa suy:
1.1. Triệu chứng: Liệt dương, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối đau mỏi, váng đầu, ù tai, mệt mỏi, đại tiện phân nát lỏng, sắc mặt nhợt, lưỡi nhợt, mạch bộ xích trầm nhược.
1.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư hàn.
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Thận dương.
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội thương
1.3. Pháp: Ôn thận tráng dương.
1.4. Phương
1.4.1. Điều trị dùng thuốc
- Bài thuốc cổ phương: Hữu quy hoàn (Cảnh nhạc toàn thư):
Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Hoặc bào chế dưới dạng viên hoàn, mỗi ngày uống 20g chia 2 lần.
Bệnh lâu ngày tình trạng tương đối nặng có thể gia thêm Dâm dương hoắc, Dương khởi thạch, Phi lai tử.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
1.4.2. Điều trị không dùng thuốc
- Điện châm 20-30 phút/ lần.
Châm bổ các huyệt:
Hoang du Túc tam lý Trung Cực | Tam tiêu du Quan nguyên Thái khê. | Thận du Phục luu |
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm từ 2 đến 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần: Dùng các thủ thuật xoa, xát, miết, day, bóp, lăn và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
- Cứu 20 phút/lần: Các huyệt theo phác đồ trên.
- Nhĩ châm 20 - 30 phút/lần các huyệt: Thận, Phế, Tỳ, Can
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày. Có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- Thể tâm tỳ hư tồn:
2.1. Triệu chứng: Liệt dương, hay hồi hộp, đánh trống ngực, hay quên, ngủ kém, giấc ngủ không sâu, hay mê, ăn kém, người mệt mỏi, sắc mặt vàng nhợt, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nhược.
2.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư hàn.
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Tâm, Tỳ
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội thương
2.3. Pháp: Kiện tỳ, dưỡng tâm.
2.4. Phương
2.4.1. Điều trị dùng thuốc
Bài thuốc cổ phương: Quy tỳ thang
Tất cả sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Trên lâm sàng có biểu hiện thận dương hư gia thêm: Bổ cốt chỉ, Dâm dương hoắc, Thỏ ty tử.
Nếu có biểu hiện huyết hư gia thêm: Hà thủ ô, Cao quy bản.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
3.2.4.2. Điều trị không dùng thuốc.
- Điện châm 20- 30 phút/lần
- Châm bổ các huyệt:
Tỳ du Tâm du | Túc tam lý Nội quan | Trung quản Tam âm giao. |
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm từ 2 đến 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần: Dùng các thủ thuật xoa, xát, miết, day, bóp, lăn và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
- Cứu 20 phút/lần: Các huyệt theo phác đồ trên.
- Nhĩ châm 20 - 30 phút/lần các huyệt: Tỳ, Can, Thần môn, Tâm.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày. Có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
3.3. Thế can khí uất kết:
3.3.1. Triệu chứng: Liệt dương, tính tình dễ cáu giận, đầy tức nặng vùng mạng sườn, ăn ít lưỡi đỏ nhợt, mạch huyền tế.
3.3.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý thực nhiệt.
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can khí
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội thương
3.3.3. Pháp điều trị: Sơ can, giải uất
3.3.4. Phương:
3.3.4.1. Điều trị bằng thuốc.
- Bài thuốc cổ phương: Tiêu dao tán (Thương hàn luận)
Dùng dưới dạng thang sắc mỗi ngày uống 1 thang chia 2 lần, hoặc dùng dưới dạng
tán bột, mỗi ngày uống 20g chia 2 lần.
Trên lâm sàng nếu kèm thêm thận hư gia thêm: Thỏ ty tử, Kỷ tử, Ba kích...
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
3.3.4.2. Điều trị không dùng thuốc.
- Điện châm 20- 30 phút/lần
- Châm tả các huyệt:
Hành gian Đầu duy | Phong trì Bách hội | Xuất cốc Quan nguyên. |
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm từ 2 đến 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần: Dùng các thủ thuật xoa, xát, miết, day, bóp, lăn và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
- Cứu 20 phút/lần: Các huyệt theo phác đồ trên.
- Nhĩ châm 20 - 30 phút/lần các huyệt: Thận, Can nhiệt huyệt, Đởm, Giao cảm.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày. Có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
3.4. Thề kinh nô thương thận:
3.4.1. Triệu chứng: Lo lắng, sợ hãi quá mức mà bị liệt dương, tâm phiền, dễ sợ, đêm ngủ không yên, trong giấc ngủ mê sảng, chất lưỡi đỏ nhợt, mạch huyền.
3.4.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt.
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Thận
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội thương
3.4.3. Pháp điều trị: Bổ thận, an thần.
3.4.4. Phương:
3.4.4.1. Điều trị bằng thuốc.
- Bài thuốc cổ phương: Đại uất thang kết hợp với Tuyên chí thang gia giảm
Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Thận hư, khí tổn gia thêm: Bổ cốt chỉ, Kỷ tử, Dâm dương hoắc...
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
3.4.4.2. Điều trị không dùng thuốc.
- Điện châm 20- 30 phút/lần
- Châm bổ các huyệt:
Mệnh môn Quan nguyên | Thận du Nội quan | Thần môn Tam âm giao. |
Thận dương hư có thể cứu huyệt Dũng tuyền 5 phút.
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm từ 2 đến 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần: Dùng các thủ thuật xoa, xát, miết, day, bóp, lăn và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
- Cứu 20 phút/lần: Các huyệt theo phác đồ trên.
- Nhĩ châm 20 - 30 phút/lần các huyệt: Thận, Can, Đởm, Giao cảm.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày. Có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
3.5. Thể thấp nhiệt hạ trú:
3.5.1. Triệu chứng: Liệt dương, cơ thể mệt mỏi, đi tiểu ít, khó, đau, nước tiểu đỏ. Tinh hoàn có thể sưng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác.
3.5.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý thực nhiệt.
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Thận
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội thương
3.5.3. Pháp điều trị: Thanh lợi thấp nhiệt.
3.5.4. Phương:
3.5.4.1. Điều trị bằng thuốc.
- Bài thuốc cổ phương: Long đởm tả can thang (Y tông kim giám):
Tất cả làm thang sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Đi tiểu có cảm giác đau, buốt, rắt gia: Hoàng bá, Trúc diệp, Hoạt thạch.
Ngoài ra trên thế giới, nhiều nước với nền y học cổ truyền của mình, đã sử dụng nhiều vị thuốc dân gian để điều trị liệt dương bước đầu đã được công nhân như:
- Bạch tật lê của y học cổ truyền Ấn Độ.
- Yohimbin người Tây phi sử dụng từ rất lâu, cây này có tác dụng cường dương,
Nhưng gây tăng huyết áp cho người dùng.
- Cây cọ lùn Serenoa Serrulata được sử dụng trong y học cô truyền Bắc Mỹ.
- Cao lipidic từ cây Moca, được sử dụng rộng rãi ở Peru.
- Đặc biệt các nước Đông Nam Á là Tongkai ali (bá bệnh) được sử dụng rất phố biến ở các nước Indonesia, Thái Lan và gần đây là Việt Nam (dưới chế phẩm Khang Dược).
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
Sắc uống mỗi ngày 01 thang, chia 2 lần.
3.5.4.2. Điều trị không dùng thuốc.
- Điện châm 20- 30 phút/lần
- Châm tả các huyệt:
Hành gian | Thái xung | Bách hội |
- Châm bổ Thái khê.
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm từ 2 đến 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần: Dùng các thủ thuật xoa, xát, miết, day, bóp, lăn và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
- Cứu 20 phút/lần: Các huyệt theo phác đồ trên.
- Nhĩ châm 20 - 30 phút/lần các huyệt:….
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày. Có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI
Việc xác định nguyên nhân sẽ giúp cho điều trị có hiệu quả. Đồng thời bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị thì tư vấn, hướng dẫn cho cả bệnh nhân lẫn bạn tình sẽ giúp hiệu quả điều trị tốt hơn. Việc chọn lựa các phương pháp điều trị nên theo thứ tự ưu tiên như sau:
4.1. Dùng thuốc
- Chọn lựa điều trị 1:
- Thuốc nhóm ức chế PDE 5:
Hiện nay có 3 loại đang được lưu hành trên thị trường
+ Sidelnafil: Viên uống, hiệu quả sau khi uống khoảng 30-60 phút. Liều khởi đầu 50mg, có thể thay đổi tùy bệnh nhân và tác dụng phụ. Hiệu quả của thuốc có thể kéo dài 12 giờ.
+ Tadalafil: Viên uống, hiệu quả sau uống khoảng 30 phút, nhưng đỉnh cao của hiệu quả tác dụng có thể sau 2 giờ, thời gian tác dụng kéo dài đến 26 giờ. Liều khởi đầu nên 10mg, tuy nhiên có thể điều chỉnh tùy bệnh nhân và tác dụng phụ.
+ Vardenafil: Viên uống, hiệu quả sau uống khoảng 30 phút. Liều khởi đầu nên 10mg, tuy nhiên có thể điều chỉnh tùy bệnh nhân và tác dụng phụ
Do thời gian tác dụng của viên uống kéo dài tối thiểu là 30 phút cho nên có thể gây những bất tiện cho người sử dụng, chính vì vậy các hãng đã đưa ra thị trường một dạng viên ngậm dưới lưỡi (Levitra ODT…) hoặc dạng phim (Viagra…) có tác dụng chỉ sau khi ngậm dưới lưỡi khoảng 5 phút.
Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu (10–16%), nóng mặt (5–12%), khó tiêu (4–12%), sung huyết mũi (1–10%), chóng mặt (2–3%).
- Dụng cụ hút:
Dụng cụ hút sẽ tạo một áp lực âm, kéo máu vào dương vật sau đó được giữ lại bằng một vòng thắt ở gốc dương vật. Phương pháp này thích hợp với người lớn tuổi. Hiệu quả cương có thể đạt 90%, và sự hài lòng có thể thay đổi từ 24 – 94%. Tác dụng phụ là đau dương vật, phù nề, chậm xuất tinh.
- Chọn lựa điều trị 2:
Tiêm thuốc vào vật hang. Chỉ định cho những bệnh nhân không có hiệu quả đối với thuốc ức chế PDE5.
Alprostadil (Prostagladin E1), tiêm vào vật hang liều 5-40µg. Cương dương vật thường xuất hiện sau 5-15 phút và kéo dài tùy thuộc liều dùng.
Alprostadil phối hợp papaverin và phentolamine: có thể tăng hiệu quả điều trị đến 90%
Tác dụng phụ có thể: cương đau dương vật kéo dài, xơ cứng vật hang, chảy máu, đau tại chỗ tiêm
Prostaglandin E1 có thể sử dụng đặt vào niệu đạo liều 125 - 1000µg. Có thể phối hợp với vòng thắt ở gốc dương vật để tăng hiệu quả.
- Chọn lựa điều trị 3:
Đặt bộ phận giả được chỉ định đối với các trường hợp thuốc và các biện pháp khác không hiệu quả. Có thẻ sử dụng bộ phận giả loại bán cứng hoặc loại có thể bơm làm cương. Loại có thể bơm có nhiều ưu điểm tuy nhiên giá thành đắt hơn nhiều.
Có 2 biến chứng chính xảy ra do nguyên nhân cơ học của bộ phận giả và nhiễm trùng
- Các phương pháp khác:
- Các chất chiếc xuất từ thảo dược: Ngoài những thuốc nêu trên, một số chất từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ trong điều trị cũng đã được sử dụng trong lâm sàng như Eurycoma Longifolia (Alipas liều 1 – 2 viên/ ngày trong 1 – 3 tháng), Securidaca Longepedunculata, Wrightia Natelenisn Rhoicissus Tridentate, Hypericum Perforatum, Serenoa Repens, Sabal Serrulatum, Ginkgo Biloba, Tribulus Terrestris, Avena Sativa…
4.2. Không dùng thuốc
- Liệu pháp tâm lý
- Sóng xung kích
- Bài tập Kegel
- PHÒNG BỆNH
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ ...
- Ngủ nghỉ đúng giờ ...
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn khác. ...
- Tập thể dục. ...
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. ...
- Không hút thuốc lá và hạn chế dùng các chất kích thích. ...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế (2013). Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.
- Trường Đại học Y Hà Nội (2018).Bệnh học nội khoa tập I, Nhà xuất bản Y học
- Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2017).Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.