Đặt lịch hẹn khám
Các chuyên gia
Sáng Thứ 2- Thứ 6 | 07:30 - 12:00 |
Chiều Thứ 2 - Thứ 6 | 13:00 - 16:30 |
Ngoài giờ | 16:30 - 21:00 |
Thứ 7, CN | 08:00 - 17:00 |
Tổng đài
Nếu bạn hoặc người thân đang trong tình trạng khẩn cấp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số sau
- 0969231616
- bvchamcuutrunguong@gmail.com

I. ĐẠI CƯƠNG
Theo y học cổ truyền: Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp và là một vấn đề xã hội. Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng không chỉ gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tăng huyết áp có 2 thể: Nguyên phát chiếm 95% và Thứ phát 5%.
Theo y học cổ truyền: Tăng huyết áp thuộc phạm vi của các chứng: Huyễn vựng, đầu thống, thất miên... và do nhiều nguyên nhân gây ra.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Nguyên nhân của bệnh chủ yếu là do can dương vượng, thận âm hư làm mất thăng bằng âm dương của hai tạng can thận. Tỳ mất điều hòa làm cho đàm thấp trở trệ. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như tình chí thất thường, huyết ứ và các nguyên nhân khác. Trong quá trình gây bệnh các nguyên nhân có thể chuyển hóa cho nhau làm cho tính chất của bệnh phức tạp hơn.
III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Với mỗi thể lâm sàng, tuỳ từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.
- Thể can dương vượng
1.1.Triệu chứng: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, dễ cáu gắt, mặt đỏ, miệng đắng, họng khô, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoặc huyền sác.
1.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can dương vượng
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân
1.3. Pháp: Bình can tiềm dương, hoạt huyết, lợi niệu
1.4. Phương
1.4.1. Điều trị bằng thuốc
- Cổ phương: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
1.4.2. Điều trị không dùng thuốc
- Điện châm 25- 30 phút/lần
* Châm tả các huyệt:
+ Bách hội + Thái dương + Ấn đường | + Phong trì + Trung đô + Thái xung | + Can du + Huyết hải |
* Châm bổ các huyệt
+ Thần môn | + Nội quan | + Tam âm giao |
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần: Dùng các thủ thuật xoa, xát, miết, day, bóp, lăn, vê, phát vùng đầu và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
- Nhĩ châm: Nhĩ tiêm, Điểm hạ áp, Can, Thần môn.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- Thể can thận âm hư:
2.1. Triệu chứng: Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, hay quên, ù tai, ngủ ít, hay nằm mơ, hay thấy bốc nóng, lòng bàn tay lòng bàn chân nóng, rìa và đầu lưỡi hơi đỏ, lưỡi ít rêu, mạch huyền sác có lực.
2.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Can thận âm hư
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân
1.3. Pháp: Tư bổ can thận âm, an thần, lợi niệu
1.4. Phương
1.4.1. Điều trị bằng thuốc:
- Cổ phương: Lục vị địa hoàng thang gia giảm.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
1.4.2. Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm 25- 30 phút/lần
* Châm bình bổ bình tả các huyệt:
+ Bách hội | + Thái dương | + Phong trì |
* Châm bổ các huyệt:
+ Can du + Thận du + Thái khê | + Huyết hải + Tam âm giao | + Thái xung + Nội quan |
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần.
Thực hiện XBBH điều trị theo phác đồ trên.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
3.Thể đàm trọc:
2.1. Triệu chứng: Đau đầu, chóng mặt, ù tai, người béo bệu, ngực sườn đầy tức, hay lợm giọng buồn nôn, ăn ít, miệng nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch huyền hoạt.
2.2. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Tỳ, Thận
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân
1.3. Pháp: Trừ thấp, hóa đàm, kiện tỳ, hoạt huyết, lợi niệu
1.4. Phương:
1.4.1. Điều trị bằng thuốc
- Cổ phương: Bán hạ bạch truật thiên ma thang gia giảm.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
1.4.2. Điều trị không dùng thuốc
- Điện châm 25- 30 phút/lần
* Châm tả huyệt:
+ Bách hội + Đầu duy | + Phong trì + Phong long |
* Châm bổ các huyệt:
+ Túc tam lý + Tỳ du + Vị du | + Nội quan + Thần môn
| + Huyết hải + Tam âm giao
|
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần.
Thực hiện XBBH điều trị theo phác đồ trên.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
4.Thể tâm tỳ hư
2.1. Triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, hay đi phân lỏng, đầu choáng, hoa mắt rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tế.
2.2. Chẩn đoán
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Tâm, Tỳ
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân
1.3. Pháp: Kiện tỳ, bổ huyết, an thấn
1.4. Phương
1.4.1. Điều trị bằng thuốc
- Cổ phương: Quy tỳ thang gia giảm.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
1.4.2. Điều trị không dùng thuốc
- Điện châm 25- 30 phút/lần
* Châm bổ các huyệt:
+ Túc tam lý + Tỳ du + Tâm du
+ Nội quan + Thần môn + Tam âm giao
- Điện nhĩ châm 25- 30 phút/lần: Điểm hạ áp, Tỳ, Tâm.
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần.
Thực hiện XBBH điều trị theo phác đồ trên.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI
2.1. Điều trị bằng thuốc
Tùy theo từng trường hợp cụ thể của người bệnh, cần kết hợp với các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của YHHĐ, có thể chọn trong các nhóm thuốc sau:
- Thuốc tác động lên hệ thần kinh giao cảm: Avlocardyl viên 40mg/40-160mg/ngày, Betaloc viên 25, 50mg/, Tenormine 50-100mg, Solalex viên 80mg/80-160mg/ngày/1-2 lần.
- Thuốc lợi tiểu: Hypothiazide viên 25mg/12,5-50mg/ngày, Natrilix 1,5mg/viên/ngày, Lasilixviên 40mg/20-80mg/ngày, Aldactone viên 25mg/25-50mg/ngày.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Amlor viên 5mg/2,5-10mg/lần/ngày, Adalat LA viên 30mg/30-60mg/1-2 lần/ngày, Nifedipine retard viên 20mg/20-40mg/1-2 lần/ngày.
- Thuốc ức chế men chuyển: Lopril viên 25mg/25-100mg/chia 2 lần/ngày, Renitec viên 5,10,20mg/5-40mg/2 lần/ngày, Coversyl viên 2,5mg/4-10mg/chia 2 lần/ngày.
- Thuốc đối kháng thụ thể AT1 của angiotensin: Aprovel viên 150mg/50-300mg/lần/ngày, Cozaar viên 50mg/25-100mg/chia 2 lần/ngày, Micardis viên 40mg/20-40mg/1 lần/ngày.
- Thuốc giãn mạch trực tiếp: Hydralazin, mimoxidil.
- Một số thuốc khác (dùng đường tĩnh mạch, dưới lưỡi): Nitroglycerin, natriprussid.
2.2. Điều trị không dùng thuốc
Thay đổi lối sống tăng hiệu quả của thuốc hạ áp và hạn chế đáng kể nguy cơ tổng thể của các bệnh tim mạch.
- Tư vấn sau điều trị, tái khám
- Tư vấn bệnh nhân phòng bệnh, tái khám theo hẹn
- Uống thuốc và tập luyện theo hướng dẫn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế (2016), “Quy trình chuyên môn chẩn đoán điều tri, chăm sóc người bệnh Tăng huyết áp”. Ban hành kèm theo Quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Bộ Y tế (2013) - Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu
- Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2017), Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.
- Các bộ môn Nội – Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học nội khoa tập 2, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.
- Bệnh viện Bạch Mai (2012), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Nội khoa”. Cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.