Đặt lịch hẹn khám
Các chuyên gia
Sáng Thứ 2- Thứ 6 | 07:30 - 12:00 |
Chiều Thứ 2 - Thứ 6 | 13:00 - 16:30 |
Ngoài giờ | 16:30 - 21:00 |
Thứ 7, CN | 08:00 - 17:00 |
Tổng đài
Nếu bạn hoặc người thân đang trong tình trạng khẩn cấp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số sau
- 0969231616
- bvchamcuutrunguong@gmail.com

I. ĐẠI CƯƠNG
Theo y học hiện đại: Viêm đường tiết niệu là một trong số những bệnh lý thường gặp nhất trong cộng đồng dân cư , gặp ở mọi lứa tuổi. Có tới 40 đến 50% phụ nữ ở tuổi trưởng thành có ít nhất 1 lần trong đời bị viêm đường tiết niệu. Đây là một tình trạng bệnh lý trong đó đường tiết niệu (bất cứ vị trí nào từ lỗ niệu đạo cho tới vỏ thận) bị vi trùng tấn công gây viêm. Theo vị trí giải phẫu, người ta chia ra hai loại:
+ Viêm đường tiết niệu cao: Thận, Niệu quản
+ Viêm đường tiết niệu thấp: Bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, mào tinh hoàn.
Theo y học cổ truyền: Viêm đường tiết niệu thuộc vào lâm chứng.
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.Bàng quang thấp nhiệt
Phần nhiều vì đồ ăn ngon béo, cay nồng hoặc uống rượu nhiều làm cho thấp nhiệt dồn xuống bàng quang hoặc dưới hạ bộ không sạch, tà khí uế trọng xâm nhập vào bàng quang sinh thấp nhiệt mà gây ra bệnh lâm. Nếu tiểu tiện nóng, đau rát thì đó là nhiệt lâm; nếu thấp nhiệt chất đọng, nước tiểu bị chưng đốt, chất đọng từ ngày này sang ngày khác, trong nước tiểu không tạp chất không sạch gọi là sa lâm, nặng thành thạch lâm; nếu thấp nhiệt uẩn kết ở dưới, làm cho khí hóa không được lợi, không phân biệt được thanh trọc, nước mỡ theo tiểu tiện mà ra, tiểu tiện như mỡ như cao gọi là cao lâm; nếu nhiệt thịnh hại đường lạc, nhiệt bức huyết chạy loạn gây tiểu tiện đau có huyết gọi là huyết lâm.
2.Tỳ thận suy hư
Bệnh lâm lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt làm hao tổn chính khí hoặc tuổi già bệnh lậu, người yếu hoặc khó nhọc quá độ, phòng dục không giữ gìn, đều có thể làm cho tỳ thận suy hư; tỳ hư thì trung khí hãm xuống, thận hư làm cho nguyên khí không kiên cố, nhân đó mà tiểu tiện nhỏ ra từng giọt không dứt. Nếu gặp khó nhọc phát sinh gọi là lao lâm; trung khí không đầy đủ , khí hư hãm xuống gọi là khí lâm, thận khí suy hư hạ nguyên không kiên cố, không ngăn giữ được nước béo nhờn, nước béo tiết ra, nước tiểu cắn đục gọi là cao lâm, thận âm suy thiếu, hư hỏa đốt nóng, trong nước tiểu có huyết gọi là huyết lâm.
3.Can khí uất trệ
Giận dữ hại can, khí trệ không tuyên thông, khí uất hóa hỏa hoặc khí hỏa uất ở hạ tiêu, ảnh hưởng đến khí hóa của bàng quang thì bụng dưới trướng lên, tiểu tiện sáp khó ra mà đau, từng giọt nhỏ ra không dứt, mag phát thành khí lâm, đó thuộc về khí lâm thực chứng. Còn trung khí hãm xuống thì khí lâm đó là khí lâm hư chứng.
III. CÁC THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Với mỗi thể lâm sàng, tuỳ từng tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc kê đơn bài thuốc cổ phương, bài thuốc đối pháp lập phương, bài thuốc nghiệm phương để gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền hoặc kê đơn các thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cho phù hợp với chẩn đoán.
- Thể nhiệt lâm:
1.1.Triệu chứng: Tiểu đi luôn mà ngắn, nóng bừng, đau nhói, tiểu vàng đỏ, bụng dưới co thắt trướng đau hoặc miệng đắng, nôn mửa, sốt rét hoặc eo lưng đau không cho đè vào hoặc đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.
1.2.Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý thực nhiệt
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Bàng quang
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân
1.3 Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm
1.4. Phương:
1.4.1.Điều trị bằng thuốc:
- Cổ phương: Dùng bài Bát chính tán gia giảm
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
1.4.2. Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm 25- 30 phút/lần
- Châm tả các huyệt:
+ Thủy đạo + Trung cực | + Quy lai + Khúc cốt | + Thiên khu
|
- Châm bình bổ bình tả huyệt Túc tam lý
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần. Dùng các thủ thuật Xoa, miết, day và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- Thể khí lâm:
2.1.Triệu chứng: Tiểu tiện rít trệ, nhỏ giọt không thông, bụng dưới đầy đau, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trầm huyền.
2.2.Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Thận, Bàng quang
- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân
2.3 Pháp: Lợi khí, sơ đạo, an thần
2.4. Phương:
2.4.1.Điều trị bằng thuốc:
- Cổ phương: Dùng bài Trầm Hương tán gia giảm
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
2.4.2. Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm 25- 30 phút/lần
- Châm tả các huyệt:
+ Khúc cốt + Côn lôn | + Nội quan + Quy lai | + Trung cực + Thần môn |
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần. Dùng các thủ thuật Xoa, miết, day và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- Thể huyết lâm:
3.1.Triệu chứng: Tiểu nóng rít đau, màu đỏ thẫm kiêm có huyết cục, đau nhức, đầy căng, khó chịu, có khi tâm phiền, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
3.2.Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Bàng quang, Thận
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân
3.3 Pháp: Thanh nhiệt, thông lâm, lương huyết, chỉ huyết
3.4. Phương:
1.4.1.Điều trị bằng thuốc:
- Cổ phương: : Dùng bài Tiểu kế ẩm tử gia giảm.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
3.4.2. Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm 25- 30 phút/lần:
- Châm tả các huyệt:
+ Khúc cốt + Bàng quang | + Trung cực + Trật biên | + Lan môn + Côn lôn |
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần. Dùng các thủ thuật Xoa, miết, day và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- Thể cao lâm:
4.1.Triệu chứng: Tiểu cặn đục như nước vo gạo, để lắng lại động như sợi bông, trên có dầu nổi lên như mỡ hoặc có khối ngưng lại hoặc đục mà có máu, tiểu nóng rít mà đau, lưỡi đỏ rêu vàng nhờn, mạch nhu sác.
4.2.Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Bàng quang
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân
4.3 Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, phân thanh tiết nhiệt
4.4. Phương:
4.4.1.Điều trị bằng thuốc:
- Cổ phương: Dùng bài Tỳ giải phân thanh ẩm gia giảm.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
4.4.2. Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm 25- 30 phút/lần:
- Châm tả các huyệt:
+ Khúc cốt + Trật biên + Trung cực
+ Bàng quang + Lan môn + Côn lôn
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần. Dùng các thủ thuật Xoa, miết, day và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- Thể thạch lâm:
5.1.Triệu chứng: Trong nước tiểu có cát sỏi, tiểu sáp rít không thông hoặc đang đi tiểu thì đột nhiên ngắt lại, niệu quản đau nhói khó chịu, bụng dưới co căng hoặc đau xoắn eo lưng, không chịu được hoặc trong nước tiểu có máu, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch huyền sác
Nếu bệnh lâu ngày, cát sỏi không hết, có thể xuất hiện các chứng sắc mặt không tươi, tinh thần uể oải, lưỡi nhợt, rìa lưỡi có dấu chân răng, mạch tế mà nhược hoặc vùng bụng và eo lưng đau lâm râm, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế hơi sác.
5.2.Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Bàng quang
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân
5.3 Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, bài thạch
5.4. Phương:
5.4.1.Điều trị bằng thuốc:
- Cổ phương: Dùng bài Thạch vi tán gia giảm.
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
5.4.2. Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm 25- 30 phút/lần
- Châm tả các huyệt:
+ Khúc cốt + Trật biên | + Bàng quang + Lan môn | + Trung cực + Côn lôn |
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần. Dùng các thủ thuật Xoa, miết, day và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- Thể lao lâm:
6.1.Triệu chứng: Tiểu tiện ra từng giọt không hết, khi phát, khi không, gặp khó nhọc thì phát ra.
6.2.Chẩn đoán:
- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt
- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Tỳ, Thận
- Chẩn đoán nguyên nhân: Ngoại nhân
6.3 Pháp: Kiện tỳ, ích thận
6.4. Phương:
6.4.1.Điều trị bằng thuốc:
- Cổ phương: Dùng bài Vô tỷ sơn dược hoàn
- Đối pháp lập phương: Lựa chọn các vị thuốc thuộc các nhóm thuốc theo pháp điều trị.
6.4.2. Điều trị không dùng thuốc:
- Điện châm 25- 30 phút/lần.
- Châm tả các huyệt:
+ Khúc cốt + Trật biên | + Bàng quang + Lan môn | + Trung cực + Côn lôn |
- Thủy châm: Sử dụng các thuốc theo y lệnh có chỉ định tiêm bắp. Mỗi lần chọn thủy châm vào từ 2- 4 huyệt theo phác đồ trên.
- Xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần. Dùng các thủ thuật Xoa, miết, day và chọn bấm các huyệt để điều trị theo phác đồ trên.
* Liệu trình điều trị: Thực hiện các kỹ thuật trên 1-2 lần/ ngày x 15-30 ngày / 1 liệu trình. Tuỳ theo mức độ và diễn biến của bệnh có thể tiến hành nhiều liệu trình liên tục.
- Cấy chỉ: Theo phác đồ huyệt trên.
Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng 7-14 ngày, có thể thực hiện nhiều liệu trình liên tiếp đến khi đạt kết quả.
- KẾT HỢP ĐIỀU TRỊ Y HỌC HIỆN ĐẠI
- Điều trị dùng thuốc
Kháng sinh: Điều trị theo kháng sinh đồ là phương án tối ưu tuy nhiên do thời gian nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ tương đối mất thời gian, do đó trên lâm sàng các bác sỹ có thể dùng kháng sinh theo kinh nghiệm.
Kháng sinh:
- Ciprofloxacin, Pefloxacin Tuy nhiên cần tránh sử dụng kháng sinh nhóm fluoroquinolon cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 16 tuổi.
- Amoxicillin-clavuanat, Cephalosporin, Trimethoprim-sulfamethoxazol Amoxicillin hoặc amoxicillin-clavuanat có thể dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho những trường hợp viêm thận bể thận do vi khuẩn gram dương gây ra.
- Đối với các bệnh nhân cần được điều trị trong bệnh viện với kháng sinh tĩnh mạch, có thể lựa chọn 1 trong 3 loại sau:
+ Fluoroquinolon
+ Aminoglycosid kèm theo hoặc không kèm theo ampicillin
+ Cephalosporin phổ rộng hoặc thế hệ 3 kèm theo aminoglycosid.
- Các bệnh nhân bị viêm thận bể thận do cầu khuẩn gram dương có thể sử dụng ampicillin hoặc ampicillin-sulbactam (Unasyn) đơn độc hoặc phối hợp với một aminoglycosid. Nên tránh dùng aminoglycosid cho các bệnh nhân có bệnh thận trước đó.
- Điều trị không dùng thuốc
- Phát hiện và loại bỏ các yếu tố thuận lợi như tắc nghẽn đường tiết niệu.
- Dinh dưỡng chăm sóc
- Tăng cường dinh dưỡng đủ chất
- Tư vấn sau điều trị, tái khám
- Tư vấn bệnh nhân tái khám theo hẹn
- Uống thuốc và tập luyện theo hướng dẫn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Y tế (2013). Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.
- Trường Đại học Y Hà Nội (2018). Bệnh học nội khoa tập I, Nhà xuất bản Y học
- Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2017). Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.