Chiều 25/4, Bệnh viện Châm cứu Trung ương chủ trì phối hợp với BV Tâm thần Hà Nội và Học viện Quân y tổ chức chương trình hội thảo “Tác dụng hỗ trợ điều trị của điện châm với một số thể rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm”.
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là bệnh thường gặp trong cộng đồng, cùng với cuộc sống hiện đại ngày một căng thẳng nhiều áp lực bệnh có xu hướng ngày một tăng. Bệnh mới mắc có triệu chứng không rõ ràng, mức độ đôi khi không trầm trọng dẫn tới bệnh nhân không đi khám hoặc đi khám không đúng chuyên khoa tâm thần dẫn tới bệnh nặng thêm, thời gian điều trị kéo dài, tốn kém chi phí cho xã hội và ảnh hưởng đến khả năng lao động của bản thân bệnh nhân.
Theo thống kê, tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ năm 2017 đến nay cho thấy số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị vì những triệu chứng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm như mệt mỏi, đau mỏi cơ xương khớp, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa mà tổn thương thực thể không tương xứng với cảm giác chủ quan của bệnh nhân ngày càng tăng cao. Trung bình mỗi năm lượng bệnh nhân đến khám và điều trị vì các triệu chứng trên chiếm tỷ lệ khoảng 30 – 40% tổng số bệnh nhân toàn viện. Kết quả điều trị tỷ lệ khỏi, đỡ khoảng 90% - 95%.
Báo cáo: Điều trị Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm – Báo cáo viên TS Trần Thị Hồng ThuHội thảo nằm trong khuôn khổ triển khai đề tài cấp thành phố” Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của điện châm với một số thể rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm tại Hà Nội”, đánh giá sự cần thiết, nội dung cụ thể của các chuyên đề báo cáo làm cơ sở hướng tới hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố. Hứa hẹn sẽ nhiều thông tin hữu ích giúp các nhà khoa học có thêm nhiều hướng đi mới trong NCKH.
Một số hình ảnh tại Hội thảo: