ĐIỆN CHÂM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN HỖN HỢP LO ÂU VÀ TRẦM CẢM

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là bệnh thường gặp trong cộng đồng, cùng với cuộc sống hiện đại ngày một căng thẳng nhiều áp lực cho nên bệnh có xu hướng ngày một tăng. Bệnh mới mắc có triệu chứng không rõ ràng, mức độ đôi khi không trầm trọng dẫn tới bệnh nhân không đi khám hoặc đi khám không đúng chuyên khoa tâm thần dẫn tới bệnh nặng thêm, thời gian điều trị kéo dài, tốn kém chi phí cho xã hội và ảnh hưởng đến khả năng lao động của bản thân bệnh nhân. Phương pháp điện châm chứng minh khả năng điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm qua việc điều trị các triệu chứng của bệnh cũng như làm thay đổi nồng độ Serotonin và Cortisol huyết tương, hai chất cơ bản trong cơ chế bệnh sinh của bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.

 

I. Nguyên nhân

Vai trò của stress: là nguyên nhân thúc đẩy bệnh xuất hiện, stress có thể rõ rệt nhưng thường chỉ là những sang chấn tâm lý xã hội đời thường, tuy nhẹ nhưng trường diễn.

Vai trò của nhân cách: rối loạn lo âu trần cảm thường gặp nhiều hơn ở những người có nét tính cách: hay lo lắng, chi ly, cẩn thận... hoặc những người nhân cách yếu.

II. Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm đa dạng, đan xen lẫn nhau, đôi khi khó phân biệt đâu là triệu chứng của lo âu hay trầm cảm.

Hầu hết các triệu chứng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm nằm trong các triệu chứng của hai rối loạn là lo âu lan tỏa và trầm cảm điểm hình.

Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm chỉ khác rối loạn lo âu lan tỏa ở mức độ các triệu chứng trầm cảm, và mức độ các triệu chứng cơ thể của lo âu, các triệu chứng lo lắng, sợ hãi, căng thẳng và các triệu chứng rối loạn thần kinh tự trị biểu hiện mức độ nhẹ hơn, còn các triệu chứng trầm cảm - ở mức độ nhẹ - biểu hiện rõ hơn so với rối loạn lo âu lan tỏa.

So với rối loạn trầm cảm điển hình, rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm giống là đều có mặt các triệu chứng trầm cảm và khác nhau về mặt mức độ, trong rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm mức độ nhẹ hơn và không bắt buộc thời gian tồn tại hầu hết cả ngày và kéo dài nhiều tháng.

Triệu chứng chẩn đoán xác định gồm:

  • Khí sắc giảm hay trầm buồn.
  • Mất sự hài lòng hay quan tâm thích thú.
  • Có các biểu hiện lo âu, lo lắng.
  • Thường có các triệu chứng kết hợp sau đây: Kém tập trung chú ý. Ăn không

ngon miệng. Căng thẳng, bồn chồn, khó thư giãn được. Run, đánh trống ngực, khô miệng, sôi bụng,… Ý nghĩ hay hành vi sát. Mất dục năng.

Điều này cho thấy một hướng mở đầy khả quan về phương pháp điều trị cho bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm bằng châm cứu nói chung và điện châm nói riêng.

Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ năm 2017 đến nay, thống kê tại Bệnh viện cho thấy  số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị vì những triệu chứng của rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm như mệt mỏi, đau mỏi cơ xương khớp, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa mà tổn thương thực thể không tương xứng với cảm giác chủ quan của bệnh nhân ngày càng tăng cao. Trung bình mỗi năm lượng bệnh nhân đến khám và điều trị vì các triệu chứng trên chiếm tỷ lệ khoảng 30 – 40% tổng số bệnh nhân toàn viện.Kết quả điều trị tỷ lệ khỏi, đỡ khoảng 90% - 95%.

Trích "Tập chí Châm cứu Việt Nam - số 02/2021"

Mời quý vị đón đọc!

Toà soạn Tạp chí Châm cứu Việt Nam - 49 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội

ĐT: (024) 3562 6950

.