Những thói quen ăn uống khiến bạn tăng cân mất kiểm soát trong dịp Tết

Tết là dịp để cả gia đình sum họp vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. Trong muôn vàn thứ cần chuẩn bị, chắc chắn thực phẩm và tổ chức bữa ăn cho gia đình trong dịp tết sẽ là vấn đề được ưu tiên hơn cả, thậm chí trở thành nỗi băn khoăn cho nhiều chị em nội trợ.

Một số vấn đề trong bữa ăn ngày Tết và biện pháp khắc phục.

  1. Kết hợp các món ăn chưa hợp lý:

- Quá nhiều chất bột đường trong một bữa ăn với những món trùng lắp. Ví dụ ăn bánh chưng nhưng vẫn thêm cơm hay bún, miến. Các bữa ăn như vậy quá dư tinh bột, dễ làm lên cân quá mức. Dư nhóm bột đường còn do bánh mứt kẹo, nước ngọt.

- Quá nhiều dầu mỡ do nhiều món chiên xào cùng lúc.

- Quá nhiều chất đạm vì vừa có thịt heo, thịt bò, thịt gà, giò chả lại vừa có thêm hải sản.

- Quá nhiều muối do những món dưa muối mặn, thực phẩm chế biến sẵn (thường có nhiều muối cũng như bột ngọt), không có lợi cho sức khoẻ, nhất là người có bệnh tim mạch, cao huyết áp hay bệnh lý gan thận.

- Thiếu rau và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin, nước giúp cơ thể khoẻ mạnh. Chất xơ cũng giúp giảm hấp thu chất béo, điều hoà đường huyết.   

Biện pháp khắc phục:

- Chọn số lượng món ăn vừa phải trong mỗi bữa, xoay vòng để thưởng thức nhiều món, không dư năng lượng mà lại thấy ngon miệng.

- Hạn chế chiên xào và hạn chế bớt các thực phẩm chế biến sẵn. Nên tăng phần thuỷ hải sản thay cho thịt đơn thuần vì thuỷ hải sản ít béo hơn, ít gây tăng cholesterol máu và mỡ của cá dễ hấp thu và có lợi cho sức khoẻ hơn.

- Chọn những món ăn có nhiều rau để tăng chất xơ và giảm năng lượng đưa vào. Vd: cá hấp cuốn rau, salad. Ăn trái cây nhiều hơn. Đối với người trưởng thành trung bình mỗi ngày ăn 3 đến 4 đơn vị rau (240-320 gram rau xanh) Chọn trái cây tươi ít ngọt (người lớn tiêu thụ trung bình 3 đơn vị quả tương đương 240 gram hay nước lọc, nước chín thay cho nước ngọt, bia, rượu, hạn chế bớt đồ ngọt, nhất là ở trẻ em gây béo phì, chán ăn và dễ sâu răng (lượng nước khuyến cáo uống ở người trưởng thành 0,4 lit/ 10 kg cân nặng/ ngày)

  • Rượu bia chỉ dùng thật hạn chế để khai vị


  1. Bố trí bữa ăn ngày Tết

Khi đi chúc Tết, người lớn thì tới mỗi nhà nhấp môi một ít rượu bia cho có không khí, trẻ con thì thoải mái uống nước ngọt, thưởng thức bánh mứt hảo hạng.

Có thế có bữa ăn quá no, bữa lại vui quá đi chơi bỏ ăn. Kết quả là sau Tết, người dễ ăn sẽ lên vài ký, trong khi người khó ăn lại càng gầy thêm.

Biện pháp khắc phục

- Không bỏ bữa, nên duy trì các bữa ăn chính như thuờng lệ, chỉ cần đổi món cho phù hợp sinh hoạt ngày tết, không nên ăn dồn quá nhiều trong 1 bữa ăn.

Ăn đủ no, không ăn cố.

  1. Tích trữ quá nhiều thức ăn

- Trữ lạnh: nếu đúng cách thì lượng chất dinh dưỡng không bị ảnh hưởng nhiều. Với đồ ăn đã qua chế biến: các món xào để tối đa được 1-2 ngày, các món luộc nên để trong vài giờ, các món kho có thể để được 4- 5 ngày tuy nhiên ngay cả khi trữ lạnh ở nhiệt độ thích hợp thực phẩm vẫn có thể bị hỏng do vi khuẩn vẫn âm thầm hoạt động từ bên trong, vi khuẩn có thể ồ ạt hoạt động trở lại ngay khi nhiêt độ tăng lên, ngoài ra nước trong thực phẩm khi kết tinh sẽ phá vỡ lớp màng tế bào (thấy rõ hiện tượng này ở thịt so với rau và hoa quả- thịt bị cứng và khô hơn khi rã đông

- Nếu rã đông thực phẩm bằng cách để thực phẩm ở nhiệt độ không khí trong vài giờ đồng hồ, vi sinh vật hoạt động lại và phá hoại thực phẩm. Khi tái đông thực phẩm, chúng ta làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa. Do đó, chỉ rã đông vừa đủ thức ăn cho 1 bữa và dùng hết, không cấp đông lại.

Biện pháp khắc phục

- Chỉ trữ vừa đủ dùng, chia thành nhiều gói nhỏ để dùng hết sau khi rã đông, làm lạnh nhanh để tránh hư hại thực phẩm.

 Cách khắc phục: hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Chọn loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có tem đảm bảo chất lượng. Tận dụng nguồn thức ăn tươi sống, nhất là cho trẻ em.

 

.