0
Đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý nhóm opiat thể can-tỳ

PGS. TS. Nghiêm Hữu Thành, Lê Đào Bích

1 Bệnh viện Châm cứu TW, 2 Bệnh viện Y học cổ truyền Tuyên Quang

Qua điều trị cai nghiện bằng phương pháp điện châm trên 35 người nghiện ma tuý nhóm opiat thể Can-Tỳ cho thấy đa số bệnh nhân mắc nghiện ở lứa tuổi lao động, nghiện ở mức độ vừa, dùng ma tuý chủ yếu bằng con đường hít và chích. Điện châm trong điều trị cắt cơn đói ma tuý đạt kết quả loại A (loại rất tốt) chiếm 57,12%, loại B (loại tốt) chiếm 37,14%. Triệu chứng của hội chứng cai sau điện châm ở ngày thứ 4 giảm rõ rệt (p< 0,01). Sau khi điều trị điện châm cắt cơn, nồng độ opiat trong nước tiểu giảm với p<0.001, 85,71% bệnh nhân tăng cân, điện não và phổ điện não trở về mức độ bình thường.

Từ khoá: Hỗ trợ cai nghiện ma tuý, điện châm

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiện ma tuý đã và đang trở thành thảm hoạ lan tràn ở khắp các nước trên thế giới. Ma tuý không những làm cho người nghiện bị rối loạn tâm lý, hành vi mà còn làm suy sụp nghiêm trọng về sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần, làm giảm hoặc mất khả năng lao động, dẫn đến phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình và xã hội [5].

Theo Y học cổ truyền, khi được đưa vào cơ thể, ma tuý tác động đến tạng phủ trong cơ thể của người nghiện không giống nhau, tuỳ thuộc vào trạng thái sinh lý, thời gian sử dụng thuốc, mức độ sử dụng thuốc mà quy nạp thành các thể lâm sàng của cai nghiện ma tuý. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý nhóm opiat thể Can-Tỳ “ nhằm những mục tiêu sau:

  1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của người nghiện ma tuý thể Can-Tỳ.
  2. Đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý nhóm opiat thể Can-Tỳ
  3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Gồm 35 người nghiện ma tuý nhóm opiat tự nguyện điều trị cai nghiện tại Trung tâm cai nghiện ma tuý- Bệnh viện Châm cứu TW. Các bệnh nhân này có bằng chứng nghiện ma túy qua định lượng morphin trong nước tiểu bằng phương pháp xét nghiệm miễn dịch phân cực huỳnh quang (FPIA) có morphin dương tính trong nước tiểu (trên 300ng/ml). Bệnh nhân có từ 3 triệu chứng trở lên theo tiêu chuẩn ICD 10- F, nhất thiết phải có triệu chứng thèm ma tuý và chẩn đoán xác định là nghiện ma tuý thể Can-Tỳ theo Y học cổ truyền.

Loại trừ những bệnh nhân không tự nguyện điều trị, những bệnh nhân mắc bệnh nặng như: tim mạch, hen, gan, thận,..2.2. Phương pháp nghiên cứu.

  1. 2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu.
  2. – Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian nghiện, mức độ nghiện, cách sử dụng ma tuý…

– Đánh giá mức độ nghiện theo tiêu chuẩn của Himmelsbach với tổng số là 30 điểm, theo 3 mức độ: Dưới 10 điểm là nghiện nhẹ. Từ 10-20 điểm là nghiện vừa. Trên 20 điểm là nghiện nặng.

  1. – Theo dõi diễn biến lâm sàng các triệu chứng cai hàng ngày của bệnh nhân theo tiêu chuẩn DSM III-R .
  2. Theo dõi diễn biến lâm sàng các triệu chứng lâm sàng của nghiện ma tuý thể Can-Tỳ theo Y học cổ truyền.

 Sự thay đổi nồng độ opiat trong nước tiểu ngày thứ 1, thứ 4 và sau 1 liệu trình điều trị.

– Sự thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu trước và sau điều trị.

– Sự biến đổi điện não đồ và phổ điện não trước và sau điều trị.

2.2.2. Điều trị cắt cơn đói ma tuý thể Can- Tỳ.

– Pháp điều trị: Thanh nhiệt, tả can, bình vị trường, kiện tỳ, điều hoà khí huyết.

– Phác đồ huyệt:

Châm tả: Phong trì, Hành gian, Suất cốc, Bách hội, Thượng tinh, Khúc trì, Hợp cốc, Thiên đột, Khí xá, Trung quản, Thiên khu, Chương môn.

Châm bổ: Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải.

– Liệu trình điện châm điều trị cắt cơn từ 7 – 8 ngày.

+ Điện châm được thực hiện vào lúc bệnh nhân có dấu hiệu tiền cơn như: ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, nổi da gà hoặc sởn gai ốc….. Số lần điện châm phụ thuộc vào số lần báo hiệu tiền cơn

+ Thời gian điện châm cắt cơn mỗi lần khoảng 25 – 30 phút.

+ Từ ngày thứ 4 trở đi, sau khi được điện châm cắt cơn hoàn toàn, hàng ngày vẫn điện châm 3 lần (sáng, chiều, tối) để điều trị các triệu chứng còn tồn tại sau cai như đau lưng, đau bụng, mất ngủ, đau khớp gối, mệt mỏi, ăn chưa ngon miệng v.v…

2.2.3. Phương tiện nghiên cứu.

– Phương tiện nghiên cứu.

+ Máy điện châm M7 có hai kênh bổ tả do Bệnh viện châm cứu TW sản xuất. Bổ: cường độ từ 20-30m A, tần số từ 5- 10Hz, Tả: cường độ từ 30- 40m A, tần số từ 15- 30Hz

+ Kim châm cứu các cỡ.

+ Máy xét nghiệm sinh hoá Fotometer 4010 của Đức

+ Máy xét nghiệm huyết học Cell Dyn của hãng ABBOT- Mỹ

+ Máy định lượng opiat trong nước tiểu ADX của hãng ABBOT- Mỹ

+ Máy điện não Neurofax 2110 của hãng NIHON KOHDEN

2.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá cắt cơn đói ma túy [3], [4].

  1. – Loại A (rất tốt): Sau 3- 4 ngày điều trị bệnh nhân không thèm ma tuý, hết cơn, không còn xuất hiện các triệu chứng cai của nghiện ma tuý như trước khi điều trị, nồng độ opiat trong nước tiểu âm tính (dưới 300ng/ml), trên điện não đồ chỉ số nhịp alpha tăng lên, phổ điện não hết màu đỏ, tím xanh, trở lại màu vàng nhạt.
  2. – Loại B (tốt): Sau điều trị 3-4 ngày, đối tượng vẫn mệt mỏi, không ăn được, đôi lúc còn thèm ma tuý, đến ngày thứ 5- 6 thì bệnh nhân hết hội chứng cai. Sau 3-4 ngày điều trị, nồng độ opiat trong nước tiểu còn dương tính nhẹ, ngày thứ 5- 6 opiat trong nước tiểu âm tính. Sau 3-4 ngày trên điện não đồ nhịp alpha còn rời rạc, sóng kích thích (gamma) còn tương đối nhiều, đến ngày thứ 7-8, nhịp điện não xuất hiện trở lại gần như bình thường. Phổ điện não trở về bình thường hoặc chỉ còn những vết màu hồng nhẹ
  3. – Loại C (không kết quả): Sau điều trị các triệu chứng giảm được 1/3

2.3. Xử lý số liệu. các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê ứng dụng trong y- sinh học.

  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Các kết quả nghiên cứu được trình bày trên các bảng 1- 6 và hình 1.

Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm nghiện (n= 35)

Đặc điểm dịch tễ Số lượng Tỷ lệ
 

 

Mức độ nghiện

Nhẹ 2 5,71
Vừa 33 94,29
Nặng 0 0
Thời gian mắc nghiện < 1 năm 0 0
1-3 năm 4 11,43
>3 năm 31 88,57
Đường sử dụng ma tuý Hút, Hít 11 31,43
Chích 21 60
Hút, Hít, Chích 3 8,57
 

 

Lứa tuổi

18- 29 15 42,86
30-39 12 34,28
≥ 40 8 22,86
 

 

 

Nghề nghiệp

Công chức 8 22,86
Học sinh, sinh viên 5 14,28
Lái xe 4 11,43
Việc làm không ổn định 18 51,43

Các số liệu trên bảng 1 cho thấy tất cả đối tượng nghiên cứu đều trong độ tuổi lao động, có nghề nghiệp không ổn định, có thời gian mắc nghiện từ 1-3 năm và trên 3 năm, chủ yếu gặp mức độ nghiện vừa và nhẹ. Số bệnh nhân sử dụng ma tuý bằng con đường chích, hút lớn hơn so với hút và chích đơn thuần [6].

Bảng 2. Diễn biến triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu (n= 35)

 

 

Stt

 

 

Triệu chứng

Trước điều trị Sau 3 ngày điều trị Sau 7 ngày điều trị
SL % SL % SL %
1 Thèm ma tuý 35 100 5 14,28 0 0
2 Bứt rứt, khó chịu, dễ cáu 35 100 10 28,57 0 0
3 Đau đầu, mắt đỏ 30 85,71 12 34,28 0 0
4 Đắng miệng 25 71,43 6 17,14 0 0
5 Đau bụng 35 100 10 28,57 0 0
6 Ỉa chảy 35 100 8 22,86 0 0
7 Mất ngủ 35 100 30 85,71 10 28,57
8 Nôn, buồn nôn 35 100 2 5,71 0 0
9 Mỏi chân tay, nhức xương 25 71,43 18 51,43 4 11,43

Qua bảng 2 cho thấy sau 3 ngày điều trị các triệu chứng của hội chứng cai giảm rõ rệt, tuy nhiên triệu chứng mất ngủ còn chiếm tỷ lệ cao (30/35 BN), đau mỏi chân tay là 18/35 BN. Sau 7 ngày điều trị, dấu hiệu thèm và cảm giác nhớ ma túy đều không còn, bệnh nhân được hồi phục gần như hoàn toàn.

Bảng 3. Sự thay đổi cân nặng trước và sau điều trị

  Không tăng cân Tăng

 

0.5- 1 kg

Tăng

 

>1 kg

Trước điều trị (kg) Sau điều trị (kg) p
Số lượng 5 16 14 58 ± 9,45 59,4 ±8,85 <0.05
Tỷ lệ 14,29 45,71 40

Qua bảng 3 cho thấy có 85,71% số bệnh nhân tăng từ 0.5 kg trở lên, sự tăng cân nặng trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0.05

Bảng 4. Kết quả điều trị cắt cơn đói ma tuý

Loại Số lượng Tỷ lệ
A (rất tốt) 20 57,15
B (tốt) 13 37,14
C (không kết quả) 2 5,71
Tổng cộng 35 100

Kết quả ở bảng 4 cho thấy loại A chiếm 57,15%, loại B đạt 37,14%, chỉ 5,71% đạt kết quả loại C.

Bảng 5. Sự thay đổi của opiat trong nước tiểu tại các thời điểm nghiên cứu

Thời điểm Trước điều trị Sau 3 ngày

 

điều trị

Sau 1 liệu trình

 

điều trị

Opiat (ng/ml) 17411,2± 8089,7 180,714± 199,54 25,9± 26,2
p p<0.001

Qua bảng 5 thấy rõ hàm lượng opiat trong nước tiểu sau điều trị thấp hơn nhiều so với hàm lượng opiat trong nước tiểu trước điều trị, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0.001.

Bảng 6. Sự thay đổi của sóng điện não trước và sau điều trị

Thời gian

 

Mức độ biến đổi

Trước điều trị Sau điều trị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Bình thường 0 0 20 57,15
Nhẹ 0 0 9 25,71
Trung bình 21 60 6 17,14
Nặng 14 40 0 0
Tổng số 35 100 35 100

Qua bảng cho thấy sau điều trị sóng điện não đều được cải thiện theo chiều hướng tốt, không còn bệnh nhân nào có điện não biến đổi ở mức độ nặng.

Bảng 7. Sự thay đổi của phổ điện não trước và sau điều trị

Thời gian

Mức độ biến đổi

Trước điều trị Sau điều trị
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Bình thường 0 0 22 62,68
Nhẹ 0 0 8 22,86
Trung bình 24 68,57 5 14,28
Nặng 11 31,43 0 0
Tổng số 35 100 35

100

Kết quả ở bảng 7 cho thấy phổ điện não trước và sau điều trị có sự khác biệt rõ rệt, chỉ còn 5 trường hợp phổ điện não mức độ trung bình, không còn phổ điện não ở mức độ nặng.

  1. BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu trên 35 bệnh nhân ngiện ma tuý dạng opiat thể Can-Tỳ chúng tôi nhận thấy:

Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số người nghiện đều trong lứa tuổi lao động, có thời gian mắc nghiện từ 1- 3 năm, chủ yếu ở mức độ nghiện vừa, dùng ma tuý chủ yếu theo đường hút, hít và chích. Nhận xét này của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả khác [1], [2]. Qua khai thác chúng tôi thấy các đối tượng dùng ma tuý theo con đường chích ngày một tăng, đây cũng là một trong những nguy cơ làm gia tăng tình trạng nhiễm HIV trong số các đối tượng nghiện ma tuý.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ opiat trong nước tiểu trước và sau điều trị thay đổi rất rõ rệt có ý nghĩa thống kê với p<0.001, 85,71% số bệnh nhân nghiên cứu có tăng cân với mức tăng trung bình từ 0.5 đến 1kg.Trước điều trị 100% điện não và phổ điện não của người nghiện biến đổi ở mức độ vừa và nặng, sau điều trị hầu hết điện não và phổ điện não trở về mức bình thường, chỉ còn 5/35 BN có điện não và phổ điện não biến đổi ở mức độ vừa. Chúng tôi nhận thấy trước điều trị, đối tượng nghiện ít ngủ, dễ kích động hoặc cáu gắt. Sau khi điện châm cắt cơn đói ma túy vào ngày thứ 7 hoặc thứ 8, trên điện não đồ chỉ số, biên độ các sóng điện não của bệnh nhân trở lại gần với chỉ số biên độ sóng điện não ở người bình thường. Trên lâm sàng thấy người nghiện trở nên vui vẻ, thoải mái, không cáu gắt, không nhớ ma tuý, biểu hiện tình cảm thân thiện với mọi người chứng tỏ điện châm các huyệt theo phác đồ huyệt nghiên cứu đối với thể Can-Tỳ đã giúp cho người nghiện trải qua hội chứng cai một cách dễ dàng và nhanh chóng, sức khoẻ nhanh được hồi phục.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 35 bệnh nhân nghiện ma tuý nhóm opiat thể Can-Tỳ được điều trị hỗ trợ cai nghiện bằng phương pháp điện châm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

  1. Đa số bệnh nhân mắc nghiện ở mức độ vừa và nhẹ, dùng ma tuý chủ yếu bằng cả con đường hít và chích.
  2. Điện châm trong điều trị cắt cơn đói ma tuý đạt kết quả loại A (loại rất tốt) chiếm 57,12%, loại B (loại tốt) chiếm 37,14%..Sau liệu trình điều trị 85,71% bệnh nhân tăng 0.5 kg trở lên với p< 0.05. Sau điện châm cắt cơn, nồng độ opiat trong nước tiểu giảm với p<0.001, điện não đồ và phổ điện não trở về mức độ bình thường.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ y tế (2000), Rối loạn tâm thần và hành vi, Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 183- 277.
  2. Đinh Văn Bền (2005), Điện não đồ ứng dụng trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản y học, tr. 16- 17, 30- 33, 64- 69
  3. Nguyễn Tài Thu, Nguyễn Diên Hồng và CS (1997- 1998), Nghiên cứu tác dụng của điện châm cắt cơn đói ma tuý, Đề tài KHCN 11- 06B, tr. 35- 40.
  4. Nguyễn Việt (1995), Phác đồ điều trị cắt cơn nghiện bằng thuốc hướng thần, Kỷ yếu hội nghị khoa học về các phương pháp điều trị nghiện ma tuý- Bộ Y tế, tr. 96- 100.
  5. BrumbaughA.G. (1993), Acupuncture: new perspective in chemical dependency treatmnet, J- Subst- Abuse- Treat, 10(1), p. 35- 43.
  6. Shurman E., Per E. (1996), Electroencephalography spectral analysis of heroin addicts compered with obtainers and normal control, Isr- J- Psychiatry- Rekat- Sci, 33 (3), p. 196- 312.

 

SUMMARY

Applying electronic acupuncture on 35 drug addicts classified in Can-Ty type, we realize that almost the addicts were in the working age, having addicted to inhaling and injecting the drug at the medium level. Electronic acupuncture helped stop the abusers’ demand for immediate drug inhaling or injecting with A results (the very good results) accounting for 57.12%, B results (the good results) – 37.14%. Signs of the after-detoxification symptom show obvious decrease in the fourth day (p<0.01). After receiving electronic acupuncture treatment, the opiate density in the patients’ urine decreased with p<0.001, 85.71% of the patients saw weight gain with had electro encephalo graphy and analysis power spectrom returning to normal.

.