BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG VÀ TRƯỜNG ĐẠI Y DƯỢC THÁI BÌNH KÝ KẾT HỢP TÁC TOÀN DIỆN

  Sáng ngày 09/08/2023, tại Bệnh viện Châm cứu TW diễn ra buổi lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Bệnh viện Châm cứu Trung ương và Trường Đại học Y dược Thái Bình, thúc đẩy quan hệ giữa hai đơn vị.

  Bệnh viện Châm cứu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hạng I, đầu ngành về các phương pháp không dùng thuốc với đội ngũ thầy thuốc châm cứu có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm trong vấn đề đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, là một cơ sở thực hành đào tạo có uy tín, chất lượng đối với nhiều cơ sở đào tạo thầy thuốc như trường Đại học Y Hà Nội; Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam và trên trường quốc tế.

  Đại học Y Dược Thái Bình là trường đào tạo hàng đầu các chuyên ngành y học trong cả nước với đội ngũ chuyên gia, giảng viên về y học hàng đầu, đã có nhiều năm hợp tác và phối kết hợp với Bệnh viện Châm cứu Trung ương trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

  Nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa chức năng nhiệm vụ và thế mạnh trong vấn đề đào tạo, nghiên cứu khoa học của mỗi đơn vị, góp phần vào sự phát triển nền Y học nước nhà nói chung và Y học cổ truyền nói riêng, vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Toàn cảnh buổi lễ ký kết hợp tác giữa Bệnh viện Châm cứu Trung ương và trường Đại học Y dược Thái Bình

  Tham dự lễ ký kết, về phía Bệnh viện Châm cứu Trung ương có PGS.TS Trần Văn Thanh – Giám đốc Bệnh viện, các Phó giám đốc Bệnh viện: PGS.TS Phạm Hồng Vân, TS Trần Phương Đông, TS Nguyễn Duy Luật và lãnh đạo các Khoa/Phòng/Trung tâm của Bệnh viện.

  Về phía Đại học Y dược Thái Bình có sự hiện diện của PGS.TS Nguyễn Duy Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Bình, TS Nguyễn Thế Điệp – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Bình và đại diện một số lãnh đạo các Khoa/Phòng của trường Đại học Y dược Thái Bình.

PGS.TS Trần Văn Thanh - Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu TW và PGS.TS Nguyễn Duy Cường - Hiệu trưởng Trường Đại học Y dược Thái Bình

  Theo đó các nội dung hợp tác thoả thuận bao gồm: nâng cao chất lượng trình độ Đại học và sau Đại học; phương pháp giảng dạy và thực hành trong chuyên ngành Y học cổ truyền; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học và quốc tế./.

 

 




.