0
Hay bị chuột rút và tê chân: Nguyên nhân, cách khắc phục

Hay bị chuột rút và tê chân là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe bất thường cần chú ý can thiệp sớm. Tốt nhất nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục phù hợp và đúng đắn.

Cần cẩn trọng nếu tình trạng chuột rút và tê chân thường xuyên diễn ra

Hay bị chuột rút và tê chân – Nguyên nhân do đâu?

Tình trạng chuột rút và tê bì tay chân thường đi kèm với nhau. Một cơn đau do chuột rút thường chỉ kéo dài vài ba phút. Tuy nhiên sau đó, người bệnh có thể bị tê bì khu vực ảnh hưởng lâu hơn.

So với các vị trí khác thì bắp chân và khu vực phía sau đầu gối thường dễ bị chuột rút. Cơn đau phát sinh là do cơ bắp bị co thắt quá mức. Ngoài cơ bị chuột rút thì hệ thống các cơ nhỏ xung quanh hay gần đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đây là lý do giải thích vì sao bị chuột rút ở bắp chân nhưng bàn chân vẫn có dấu hiệu tê bì khó chịu.

Thông thường, hay bị chuột rút và tê chân là do một số nguyên nhân sau đây:

1. Cơ thể bị mất nước

Mất nước trong cơ thể là vấn đề rất dễ gây ra các dấu hiệu bất thường. Tình trạng này có thể dẫn đến sự mất cân bằng của các tín hiệu điện cũng như ion trong cơ thể.

Tại thời điểm bị mất nước, cơ thể sẽ không biết tín hiệu là từ não hay chỉ vì có sự mất cân bằng điện xảy ra xung quanh tế bào. Điều này có thể dẫn tới các cơ bị rối loạn và phát sinh các cơn co rút không báo trước.

2. Duy trì 1 tư thế quá lâu

Duy trì 1 tư thế quá lâu là thói quen không tốt cho tuần hoàn máu cũng như hệ thống xương khớp. Đặc biệt ngồi hay đứng lâu 1 chỗ sẽ khiến cho các bó cơ bị căng ra và dễ gây tê bì, khó chịu.

Khi bạn di chuyển trở lại thì các bó cơ thường dễ bị co lại một cách bất ngờ. Từ đó còn làm phát sinh các cơn chuột rút ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Và phổ biến nhất vẫn là ở vùng chân, bắp chân hoặc phía sau đầu gối.

3. Dây thần kinh bị chèn ép

Có nhiều nguyên nhân khiến cho hệ thống rễ dây thần kinh bị chèn ép. Có thể là ảnh hưởng từ cân nặng hay hệ quả của các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Các chuyên gia cho biết, dây thần kinh bị chèn ép, kích thích cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn hay bị chuột rút và tê chân.

4. Thiếu hụt canxi, natri, kali, magie

Đây đều là những thành phần vi chất đặc biệt quan trọng với sức khỏe con người. Thiết hụt canxi, kali hay natri, magie đều được cho là liên quan trực tiếp đến hoạt cộng của các mô thần kinh và các cơ. Sự thiếu hụt này có thể gây ra yếu cơ, khiến cơ thể bị mất nước và dẫn đến chuột rủ, tê chân.

Hay bị chuột rút và tê chân có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt canxi

Thiếu hụt natri thường gặp ở những người bị xơ gan cổ trướng hay đang chạy thận. Còn thiếu canxi và magie là tình trạng thường gặp ở những người cao tuổi hay phụ nữ mang thai. Đây cũng chính là lý do giải thích vì sao những đối tượng này lại hay bị chuột rút và tê bì chân tay.

5. Thiếu máu

Thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút và tê chân. Tình trạng thiếu máu khiến cho lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ bị trì hoãn, không đủ. Các bó cơ bị đói có thể dẫn tới co rút, tê bì và gây ra cảm giác đau đớn.

6. Vận động mạnh và nhiều

Vận động mạnh và nhiều khiến cho cơ bắp bị sử dụng quá sức. Từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy yếu. Ngoài ra, vận động nhiều còn dẫn tới sự lắng đọng acid lactic ở trong bắp thịt. Tình trạng này có thể gây ra rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh và cơ bắp.

Hay bị chuột rút và tê chân do nguyên nhân này có thể xảy ra trong hay ngay sau khi vận động. Trong nhiều trường hợp nhiều giờ sau khi vận động mới xuất hiện triệu chứng. Các bắp thịt lớn như bắp chân và đùi thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Hay bị chuột rút và tê chân có phải là dấu hiệu bệnh lý?

Ngoài những nguyên nhân thường gặp được phân tích ở trên thì hay bị chuột rút và tê chân còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh lý được nhận định là có liên quan trực tiếp:

1. Bệnh động mạch ngoại biên

Hay bị chuột rút và tê chân có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh lý này khiến cho hoạt động của mạch máu ngoại biên ở chân, cánh tay, dạ dày bị thu hẹp. Trong đó chân là bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất.

Bệnh khiến cho lưu lượng máu suy giảm, các bó cơ không được cấp máu đầy đủ. Từ đó dẫn tới các cơn đau và chuột rút ở chân. Tình trạng này có thể biến mất sau vài ba phút nghỉ ngơi nhưng cảm giác tê chân vẫn có thể kéo dài sau đó.

2. Bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi. Đặc trưng của bệnh là tình trạng giảm mật độ canxi trong xương. Hiện nay, không ít người trẻ vẫn có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Đặc biệt là khi cơ thể không được đáp ứng đầy đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng chuột rút, tê tay chân, đau nhức xương khớp và giòn xương.

3. Tiểu đường

Tình trạng tăng đường huyết ở bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều triệu chứng bất thường. Hơn nữa còn dễ dàng phát sinh các biến chứng nếu không được kiểm soát tốt. Trong đó nhiều người gặp phải biến chứng dây thần kinh vận động.

Chuột rút và tê chân trong nhiều trường hợp là do bệnh tiểu đường gây ra

Rối loạn dây thần kinh vận động có thể gây ra chứng chuột rút hay tê bì chân tay. Nhiều khi người bệnh còn có cảm giác giống như kiến bò dưới da. Đây cũng chính là dấu hiệu sớm của biến chứng ngoại biên bệnh tiểu đường cần chú ý can thiệp kịp thời.

4. Mỡ máu cao

Ngoài bệnh tiểu đường thì mỡ máu cao cũng là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan tới biểu hiện hay bị chuột rút và tê chân. Mỡ máu cao khiến cho hệ thống vi mạch bị tổn thương. Trường hợp lòng mạch bị lấp đầy trên 50% có thể gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các dây thần kinh và gân cơ.

Biểu hiện ban đầu có thể chỉ đơn giản là sự rối loạn co thắt mạch máu. Nhưng nếu có tình trạng thiếu máu xảy ra thì người bệnh sẽ dễ bị chuột rút và tê bì tay chân. Trường hợp mạch máu bị chít hẹp có thể còn gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn.

5. Các bệnh cơ xương khớp khác

Nếu thường xuyên bị chuột rút và tê chân thì bạn cũng cần cẩn trọng với các bệnh lý về cơ xương khớp. Phải kể đến là một số bệnh lý sau:

  • Thoái hóa khớp
  • Viêm đa khớp dạng thấp
  • Thoát vị đĩa đệm đa tầng
  • Đau cơ xơ hóa
  • Đa xơ cứng
  • Hội chứng ống cổ chân

Đa phần các bệnh lý này đều ảnh hưởng tới sức khỏe của hệ thống cơ bắp. Hơn nữa còn khiến cho lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cơ xương suy giảm. Từ đó gây co thắt cơ, tạo ra các cơn đau do chuột rút và cảm giác tê bì kích hoạt ở vùng chân.

Hay bị chuột rút và tê chân dùng thuốc gì?

Tốt nhất, nếu thường xuyên bị chuột rút và tê chân thì bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ. Bởi tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Và tùy thuộc vào bệnh lý liên quan cùng biểu hiện của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc đưa ra giải pháp điều trị cụ thể.

Có thể dùng thuốc để khắc phục tình trạng chuột rút và tê chân theo chỉ dẫn bác sĩ

Một số thuốc được dùng có thể là:

  • Thuốc corticosteroid: Loại thuốc này có tác dụng chính là giúp làm giảm đau và kháng viêm. Nó có thể khắc phục được triệu chứng bệnh đa xơ cứng. Từ đó giúp làm giảm nhẹ cơn đau do chuột rút. Đồng thời hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng chuột rút và tê bì chân.
  • Gabapentin và pregabalin: Hai loại thuốc này thường được chỉ định khi tình trạng chuột rút và tê chân là do bệnh thần kinh gây ra. Nhất là trong trường hợp bệnh thần kinh là biến chứng từ các bệnh đau cơ xơ hóa, tiểu đường, đa xơ cứng.
  • Thuốc chống trầm cảm: Có thể là duloxetine và milnacipran. Được chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây ra triệu chứng là bệnh đau cơ xơ hóa.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định một số loại thuốc khác. Việc người bệnh cần làm là tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Nếu có phát sinh những dấu hiệu bất thường khi điều trị thì hãy báo lại cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Một số giải pháp tại nhà cho tình trạng chuột rút và tê chân

Bên cạnh việc dùng thuốc thì một số giải pháp tại nhà cũng có thể sẽ giúp ích. Mặc dù không trực tiếp tác động đến bệnh lý nguyên nhân nhưng các giải pháp này sẽ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống.

Dưới đây là các giải pháp mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Tác dụng nhiệt và xoa bóp để khắc phục nhanh

Chườm nóng chính là cách đơn giản nhất giúp cải thiện nhanh tình trạng chuột rút và tê chân. Hơi nóng sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể. Từ đó giúp tăng cường bơm máu tới khu vực cơ bắp bị chuột rút và tê nhức.

Nhiệt độ cao cũng sẽ giúp cho các dây thần kinh và gân cơ được thư giãn. Từ đó giúp sự vận động của chân nhanh chóng trở lại như bình thường.

Bạn có thể chườm nóng nhiều lần trong ngày mỗi khi bị chuột rút hay tê chân. Mỗi lần chỉ cần chườm khoảng từ 10 – 15 phút. Có nhiều cách chườm như dùng khăn nhúng vào nước nóng, vắt cho ráo rồi chườm hay rang muối nóng rồi bọc trong túi vải rồi chườm, dùng túi đựng nước nóng để chườm, lăn chai nước nóng…

Ngoài chườm nóng thì bạn nên kết hợp với xoa bóp, massage vùng bị ảnh hưởng. Đây cũng là giải pháp giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn gân cơ rất hiệu quả.

2. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì một sức khỏe tốt. Nếu hay bị chuột rút và tê chân thì bạn nên chú ý xem mình đã uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày hay chưa.

Nên chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể để giảm nhẹ ảnh hưởng từ triệu chứng chuột rút và tê chân

Uống đủ nước sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa và hấp thu các chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Ngoài ra còn giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ bắp. Từ đó không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn ngăn không cho chúng tái diễn thường xuyên.

3. Tận dụng một số thảo dược tự nhiên

Nếu hay bị chuột rút và tê chân thì bạn có thể tận dụng một số loại thảo dược tự nhiên để khắc phục nhanh. Nên dùng thảo dược để chườm đắp bên ngoài giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu cũng như khả năng vận động của cơ xương. Các loại thảo dược được dùng phổ biến bao gồm lá ớt, ngải cứu, lá lốt.

– Bài thuốc từ lá ngải cứu:

  • Cần chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu ở dạng tươi cùng với 1 thìa cafe muối hạt
  • Rửa sạch thảo dược rồi cho lên bếp sao nóng cùng muối
  • Chờ cho thuốc nguội bớt rồi bọc trong miếng vải và chườm lên vùng ảnh hưởng 15 – 20 phút

– Sử dụng lá ớt:

  • Chuẩn bị khoảng 300g lá ớt tươi cùng 50ml rượu trắng
  • Lá ớt cần được rửa sạch sau đó cho vào cối giã sơ qua
  • Tiếp đến cho lên chảo sao nóng cùng với rượu cho tới khi ráo hết nước
  • Bọc thuốc vào trong túi vải rồi chườm lên vùng bị ảnh hưởng cho tới khi thuốc nguội

4. Ăn uống, sinh hoạt điều độ

Tình trạng chuột rút và tê chân thường liên quan tới các bệnh lý xương khớp hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Vì vậy người bệnh nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị và kiểm soát các bệnh liên quan.

hay bị chuột rút và tê chân cần làm gì

Nếu thường xuyên bị chuột rút và tê chân bạn hãy chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cho lành mạnh

Hãy đặc biệt chú ý tới một số vấn đề như sau:

  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, nên ngủ trước 23 giờ và đảm bảo việc ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày
  • Hạn chế việc mang vác nặng, đi lại quá nhiều hay lao động quá sức. Đồng thời không cố định cơ thể quá lâu trong 1 tư thế.
  • Mỗi ngày nên dành ra tối thiểu 30 phút cho các hoạt động thể chất vừa sức. Nên chọn các bộ môn vận động nhẹ như đi bộ, yoga, đạp xe… Chú ý không nên bơi lội nếu bạn thường xuyên bị chuột rút bởi rất dễ gặp nguy hiểm.
  • Thận trọng khi đi lại, vui chơi thể thao cũng như tham gia giao thông để có thể giảm nguy cơ gặp phải các chấn thương ngoại ý.
  • Nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh, hữu ích cho cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng. Ví dụ như các loại cá béo, sữa, trái cây, rau xanh, phô mai…
  • Nếu đang gặp vấn đề về cân nặng (thừa cân, béo phì) thì hãy nhanh chóng thiết lập kế hoạch giảm cân.
  • Cần hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị, muối đường. Đồng thời tránh uống rượu bia và hút thuốc lá.
  • Kiểm soát tốt căng thẳng, stress. Có thể áp dụng một số giải pháp như ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách…

Bạn cần cẩn trọng nếu hay bị chuột rút và tê chân. Bởi ngoài những nguyên nhân và tác động cơ học thì nó có thể là dấu hiệu bệnh lý. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ giúp đỡ.

 

 

.