Đặt lịch hẹn khám
Các chuyên gia
Luôn luôn mở cửa 24/24Tổng đài
Nếu bạn hoặc người thân đang trong tình trạng khẩn cấp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số sau
- 0243.562.4156
- bvchamcuutrunguong@gmail.com

Nền y học đang có nhiều bước phát triển tiến bộ về áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào trong việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho mọi người, châm cứu cũng không nằm ngoài những sự tiến bộ này. Như chúng ta đã biết rằng châm cứu là sử dụng những kim châm đạt chuẩn về độ an toàn và yêu cầu kỹ thuật để kích thích vào những huyệt đạo cụ thể trên cơ thể người để đạt tác dụng mong muốn, phương pháp này đã có từ hàng trăm năm tại Việt Nam.
Hiện nay các bác sĩ về lĩnh vực châm cứu cũng đã nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ về y học để cải tiến và đa dạng hóa các phương pháp châm cứu, cụ thể ở đây là điện châm. Vậy cụ thể điện châm là gì? Và cơ chế tác động, những lưu ý và những thông tin bạn cần biết về điện châm ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Điện châm là gì?
Điện châm là một phương pháp kết hợp giữa châm cứu truyền thống của y học cổ truyền và dòng điện tần số thấp của y học hiện đại. Sau khi châm kim vào các huyệt đạo trên cơ thể, bác sĩ sẽ nối kim với máy điện châm để truyền dòng điện sinh học vào cơ thể, giúp tăng cường hiệu quả điều trị.
Khác với dạng châm cứu đơn thuần chỉ dựa vào thao tác tay, điện châm sử dụng xung điện để kích thích liên tục và đều đặn lên huyệt đạo, giúp tác động sâu và mạnh hơn vào hệ thống kinh lạc, thần kinh, cơ bắp và các cơ quan nội tạng. Phương pháp này hiện nay được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở y học cổ truyền và bệnh viện đa khoa trên toàn quốc.
Cơ chế tác động của điện châm
Điện châm hoạt động trên nguyên lý kết hợp giữa các yếu tố cơ, sinh và điện học, cụ thể:
- Về cơ học: Tác động từ kim châm lên huyệt đạo.
- Về sinh học: Kích thích cơ thể sản sinh các chất nội sinh như endorphin, serotonin, giúp giảm đau và thư giãn.
- Về điện học: Dòng điện tần số thấp tạo ra hiệu ứng kích thích liên tục, tăng lưu lượng máu và dẫn truyền thần kinh. Khi dòng điện tác động lên các kim châm đang gắn vào huyệt vị, cơ thể phản ứng bằng cách: Làm giãn cơ và mạch máu cục b, từ đó tăng lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương. Ngoài ra phương pháp châm cứu này cũng làm giảm đau thông qua cơ chế thần kinh trung ương, kích thích phục hồi dây thần kinh bị tổn thương
Lợi ích của điện châm
- Điện châm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực điều trị nhờ vào các lợi ích vượt trội:
- Giảm đau hiệu quả: Đặc biệt với đau lưng, đau thần kinh tọa, đau cơ, đau đầu mãn tính...
- Phục hồi chức năng thần kinh: Hỗ trợ điều trị liệt dây thần kinh ngoại biên, tai biến mạch máu não.
- Giảm co cứng cơ: Hiệu quả trong các trường hợp co thắt cơ, liệt nửa người, đột quỵ.
- Chống viêm và tăng tuần hoàn máu: Tăng cường dinh dưỡng cho mô tổn thương.
- Thư giãn, giảm stress: Dòng điện nhẹ giúp thư giãn hệ thần kinh trung ương, cải thiện các rối loạn chức năng: Như rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ...
Các chỉ định phổ biến của điện châm
Tại Việt Nam, điện châm được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau:
- Bệnh thần kinh: Liệt dây thần kinh VII ngoại biên, đau thần kinh tọa, rối loạn cảm giác, tê bì tay chân, di chứng tai biến mạch máu não (liệt nửa người)
- Cơ – xương – khớp: Đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, thắt lưng, viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai. Các chứng bệnh co rút cơ, cứng khớp sau bất động
- Bệnh nội khoa: Hen phế quản, rối loạn kinh nguyệt, hội chứng ruột kích thích, dao huyết áp do rối loạn thần kinh thực vật
- Bệnh ngoại khoa – phục hồi chức năng: Sau mổ cột sống, gãy xương, sau phẫu thuật vùng mặt, hồi phục vận động sau tai biến
Quy trình thực hiện điện châm
Một buổi điều trị điện châm thường kéo dài từ 20–30 phút và gồm các bước chính:
- Thăm khám: Bác sĩ xác định huyệt vị, tình trạng bệnh và chỉ định liệu trình phù hợp.
- Sát khuẩn: Làm sạch vùng da cần châm cứu.
- Châm kim: Sử dụng kim châm vô trùng, châm vào các huyệt đạo cần thiết.
- Nối máy điện châm: Gắn điện cực vào các kim, điều chỉnh cường độ và tần số dòng điện phù hợp.
- Theo dõi: Trong suốt quá trình điện châm, bệnh nhân được theo dõi cảm giác, đảm bảo không đau nhói hoặc khó chịu.
- Rút kim và sát khuẩn lại: Sau khi kết thúc, bác sĩ sẽ rút kim và sát khuẩn vùng châm.
Những lưu ý khi sử dụng điện châm
- Không tự ý điều trị: Điện châm cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên được đào tạo bài bản tại cơ sở châm cứu hàng đầu như Bệnh viện Châm cứu Trung ương
- Chống chỉ định với một số đối tượng:
- Người có máy tạo nhịp tim
- Phụ nữ mang thai (trong 3 tháng đầu)
- Người có rối loạn chảy máu
- Bệnh nhân đang sốt cao, có bệnh cấp tính
- Không thực hiện tại vùng da viêm nhiễm, lở loét
- Cần thông báo với bác sĩ nếu có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, thần kinh
- Duy trì liệu trình đều đặn: Điều trị bằng điện châm thường yêu cầu từ 7–15 buổi liên tục tùy bệnh lý.
So sánh điện châm với các phương pháp châm cứu khác:
Phương pháp | Châm cứu truyền thống | Điện châm | Cấy chỉ | Laser châm |
Đặc điểm chính |
Dùng kim châm tác động vào huyệt đạo |
Kết hợp dòng điện tần số thấp với châm kim |
Cấy chỉ catgut vào huyệt đạo |
Dùng tia laser thay kim châm |
Ưu điểm |
Tự nhiên, không cần thiết bị |
Tác dụng mạnh, sâu, ổn định |
Tác động kéo dài 10–15 ngày |
Không đau, phù hợp trẻ em |
Nhược điểm |
Hiệu quả phụ thuộc vào trình độ của kỹ thuật viên |
Yêu cầu thiết bị, có chống chỉ định |
Đôi khi gây đau, sưng nhẹ |
Tác động nhẹ, không sâu |
Điện châm là một phương pháp điều trị kết hợp tinh hoa y học cổ truyền và kỹ thuật hiện đại, đem lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý về thần kinh, cơ – xương – khớp và rối loạn chức năng. Khi được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng chỉ định và tại cơ sở y tế uy tín, điện châm không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ phục hồi toàn diện về chức năng vận động, thần kinh và thể chất.
Để nhận được tư vấn chính xác về điều trị các chứng bệnh bằng kỹ thuật điện châm, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Châm cứu Trung ương.