-
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHÂM TÊ KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT BƯỚU TUYẾN GIÁP
Phẫu thuật bướu tuyến giáp dưới điều kiện châm tê các huyệt Hợp cốc (LI4), (LI5), Nội quan (P6), (MC6), Khuyết bồn (St12, E12) và Ế phong (TB7), (TR17), hoặc Thủy đột (St10) kết hợp thuốc hỗ trợ (Seduxen 0,2mg/kg, Morphin 0,2mg/kg, Atropin sunphat 0,5mg/kg thể trọng) cho kết quả vô cảm loại A (tốt) là 90,36%, loại B (khá) là 9,64%, không có loại C (đạt) loại D (không đạt) và không có tai biến. Mức vô cảm phụ thuộc vào độ lớn của bướu, song không phụ thuộc vào tính chất của bướu.
Điện châm kết hợp thuốc hỗ trợ có tác dụng làm cho ngưỡng đau tăng cao hơn (p<0,01) so với trường hợp châm tê đơn thuần. Hệ số giảm đau trong trường hợp thứ nhất là 2,28 trong trường hợp thứ 2 là 1,95. Ngoài thuốc hỗ trợ, mức tăng ngưỡng đau ở bệnh nhân còn phụ thuộc vào tần số các xung điện kích thích tại các huyệt với tần số các xung là 50Hz mức tăng ngưỡng đau cao hơn rõ (p<0,05) so với trường hợp kích thích các xung điện với tần số 5Hz. Nhóm bệnh nhân có ngưỡng đau ban đầu thấp có hệ số giảm đau K lớn hơn so với nhóm có ngưỡng đau ban đầu cao.
Mức vô cảm (hay mức tăng ngưỡng đau) ở các bệnh nhân được điện châm phẫu thuật bướu tuyến giáp liên quan với sự tăng tiết β – endorphin và catecholamin, trong đó giữa ngưỡng đau và hàm lượng β – endorphin trong máu bệnh nhân có mối tương quan thuận. Hàm lượng β – endorphin trong máu bệnh nhân từ 35,58pg/ml trước châm tê tăng lên 46,25pg/ml sau châm tê. Hàm lượng catecholamin trong máu bệnh nhân từ 0,085 mmol/l trước châm tê tăng lên 0,183mmol/l sau châm tê. Sự khác biệt theo hàm lượng hai chất này được xác định trước và sau châm tê đều có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Theo “Tạp chí châm cứu việt nam số 47 (4-2002), trang 30.
- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN CHÂM ĐẾN MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH, HUYẾT ÁP TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP GIAI ĐOẠN I VÀ II (THỂ CAN HỎA VƯỢNG).
Điện châm các huyệt Thái xung, Phong trì, Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Tam âm giao có tác dụng làm giảm huyết áp. Trước điều trị có 52% số bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 1 và 48% số bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 2. Sau điều trị có 40% số bệnh nhân huyết áp trở về bình thường và 60% số bệnh nhân có tăng huyết áp giai đoạn 1, không còn bệnh nhân có tăng huyết áp giai đoạn 1, không còn bệnh nhân nào tăng huyết áp giai đoạn 2. Cụ thể, huyết áp tâm thu giảm trung bình 18mmHg, huyết áp tâm trương giảm trung bình 7mmHg, huyết áp trung bình giảm 11mmHg.
Sau điện châm, hàm lượng cholesterol giảm từ 5,4mmol/l xuống 4,7mmol/l, triglycerid giảm từ 2,5mmol/l xuống 2,0mmol/l, LDL.C giảm từ 3,9mmol/l xuống 3,4mmol/l, creatinin giảm từ 121,6 µmol/l so với trước điều trị.
Theo “Tạp chí nghiên cứu Y học phụ trương số 5, xuất bản tháng 10 năm 2004.
- NGHIÊN CỨU KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VỚI THUỐC HỖ TRỢ NHẸ TRONG VÔ CẢM PHẪU THUẬT BƯỚU CỔ ĐƠN THUẦN TẠI VIỆN CHÂM CỨU TW.
Đánh giá kết quả vô cảm qua 32 bệnh nhân phẫu thuật bướu cổ dưới tác dụng vô cảm của điện châm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Ế phong, Thủy đột, Khuyết bồn kết hợp với thuốc hỗ trợ cho thấy kết quả tốt là 81,25%, khá là 18,75% không có kết quả loại C.
Sự biến đổi các chỉ số mạch, huyết áp có xu hướng tăng lên trong phẫu thuật bướu cổ dưới tác dụng của điện châm kết hợp với thuốc hỗ trợ nhưng đều nằm trong giới hạn sinh lý cho phép sau phẫu thuật, các chỉ số gây mê như ở mức ban đầu.
Theo “Tạp chí châm cứu việt nam, số 23 (12/1996), trang 15-18.
- SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ACETYLCHOLIN VÀ CATECHOLAMIN TRONG CHÂM TÊ KẾT HỢP VỚI THUỐC HỖ TRỢ TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT BƯỚU CỔ.
Kết quả vô cảm trên 30 bệnh nhân phẫu thuật bướu cổ dưới tác dụng của điện châm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Ế phong hoặc Thủy đột, Khuyết bồn kết hợp với thuốc hỗ trợ cho kết quả loại A chiếm 90 – 93%, loại B chiếm 7-10%, không có kết quả loại C.
Sự biến đổi các chỉ số mạch, huyết áp có xu hướng tăng lên trong phẫu thuật nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý cho phép. Sau phẫu thuật, các chỉ số gần như về mức ban đầu.
Trong thực nghiệm trên thỏ, khi châm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Ế phong hoặc Thủy đột, Khuyết bồn thì hàm lượng các chất trung gian hóa học thuộc hệ thần kinh thực vật đều tăng.
Hàm lượng các chất trung gian hóa học thuộc hệ thần kinh thực vật trong máu bệnh nhân được xác định ngay sau khi phẫu thuật đều tăng so với trước phẫu thuật.
Theo “tạp chí châm cứu Việt Nam, số 31 (4/1998), trang 20-25.
- GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU VÔ CẢM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT BƯỚU CỔ.
Điện châm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Ế phong (hoặc Thủy đột) và Khuyết bồn kết hợp với thuốc hỗ trợ (Seduxen, Atropin, Morphin) được tiến hành để phẫu thuật cho 97 bệnh nhân bướu cổ từ độ II đến độ IV tuổi từ 16 đến 60, gồm 89 nữ và 8 nam.
Kết quả vô cảm đạt loại tốt 88,70% loại khá 11,30% mạch, nhịp thở, huyết áp dao động trong giới hạn bình thường. Độ bão hòa oxy trong máu luôn ổn định. Hàm lượng catecholamin và acetylcholin trong máu bệnh nhân tăng rõ (p<0,001), chứng tỏ hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm đều được hoạt động.
Theo “tạp chí Sinh lý học, tập II, số 1, Hà nội, ngày 6/1998, trang 8-15.
- NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG β – ENDORPHIN TRONG MÁU BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHÂM TÊ PHẪU THUẬT BƯỚU CỔ.
Hàm lượng β – endorphin trong máu bệnh nhân được phẫu thuật bướu cổ tăng lên rõ (p<0,01 ÷0,001) trong trường hợp điện châm các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Ế phong và Khuyết bồn. Mức tăng hàm lượng β – endorphin phụ thuộc vào tần số các xung điện được sử dụng tăng 36,58% khi tần số kích thích là 50Hx và 21,92%Hz khi tần số kích thích là 5Hz. Sự khác biệt theo mức tăng hàm lượng β – endorphin trong 2 trường hợp này là rõ ràng (p<0,05).
Ngưỡng cảm giác đau ở các bệnh nhân được phẫu thuật bướu cổ dưới điều kiện châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ tăng lên một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với mức trước điện châm. Trong đó mức tăng ngưỡng đau trong trường hợp kích thích với tần số 50Hz cao hơn rõ (p<0,05) so với trường hợp kích thích với tần số 5Hz.
Giữa hàm lượng β – endorphin trong máu bệnh nhân và ngưỡng cảm giác đau có mối tương quan thuận nhưng thấp.
Theo “Tạp chí Sinh lý học, tập III, số 2. Hà Nội, 12/1999, trang 6 – 12.
- ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG VÔ CẢM CỦA CHÂM TÊ KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT LẤY SỎI NIỆU QUẢN VÀ SỎI BÀNG QUANG.
Qua nghiên cứu trên 120 bệnh nhân được phẫu thuật lấy sỏi niệu quản và sỏi bàng quang cho thấy sỏi tiết niệu gặp ở nam nhiều hơn nữ, thường gặp ở lứa tuổi 31 – 60 chiếm 64%, sỏi bàng quang gặp nhiều hơn sỏi niệu quản. mức độ vô cảm ở nhóm châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ đạt kết quả loại A và B là 86,7%, tương đướng với kết quả vô cảm của nhóm gây tê tủy sống (90%). Nhóm bệnh nhân có sỏi bàng quang và sỏi niệu quản 1/3 trên đạt mức vô cảm tốt hơn so với nhóm bệnh nhân có sỏi niệu quản 1/3 dưới. Ngưỡng đau ở nhóm châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ có hệ số giảm đau K-2,33, tăng cao hơn so với nhóm châm tê không có thuốc hỗ trợ (K=1,95).
Theo “tạp chí Sinh lý học tập 8(12/2004), số 3, trang 56-61.
- ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP THỂ CAN HỎA VƯỢNG BẰNG ĐIỆN CHÂM
Bệnh tăng huyết áp thể Can hỏa vượng gặp nhiều ở lứa tuổi trên 50 (chiếm 73%) và chủ yếu gặp ở người lao động trí óc (chiếm 60%).
Điện châm các huyệt Thái xung, Phong trì, Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Tam âm giao có tác dụng làm giảm huyết áp. Trước điều trị có 52% số bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 1 và 48% số bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 2. Sau điều trị có 40% số bệnh nhân huyết áp trở về bình thường và 60% số bệnh nhân có tăng huyết áp giai đoạn 1, không còn bệnh nhân nào có tăng huyết áp giai đoạn 2. Cụ thể, huyết áp tâm thu giảm trung bình 18mmHg, huyết áp tâm trương giảm trung bình 7mmHg, huyết áp trung bình giảm 11mmHg. Mạch giảm trung bình 4,8 chu kỳ/phút ở nam giới và 7, 8 chu kỳ/phút ở ở nữ giới.
- ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CAI NGHIỆN MA TÚY NHÓM OPIAT THỂ PHẾ – ĐẠI TRƯỜNG.
Qua nghiên cứu tác dụng điện châm hỗ trợ cắt cơn đói ma túy trên 50 bệnh nhân nghiện ma túy nhóm opiat thể Phế – Đại trường chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Điện châm các huyệt Trung phủ, Trung quản, Thiên khu, Nghinh hương, Liệt khuyết, Khúc trì, Hợp cốc, Tam âm giao, Túc tam lý trong điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy nhóm opiat thể Phế – Đại trường cho kết quả loại A là 94%, loại B là 6%, không có loại C.
– Dưới tác dụng của điện châm, các chỉ số sinh lý và cận lâm sàng biến đổi theo chiều hướng tốt.
– Độ bão hòa oxy trong máu bệnh nhân trước điều trị là 95,57%, sau điều trị là 98,32% (p<0,05).
– Huyết áp hầu như không thay đổi trong suốt quá trình điều trị.
– Hàm lượng opiat trong nước tiểu trước điều trị là 7884,03ng/ml, sau điều trị có giá trị âm tính.
– Các sóng điện não phục hồi về trạng thái bình thường: chỉ số sóng alpha trước điều trị là 56,2% tăng lên 72,34% sau điều trị trong khi đó sóng theta từ 17,06% giảm xuống còn 13,67%, sóng delta từ 9,67% giảm xuống còn 5,47%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Phổ điện não sau điều trị trở về bình thường chiếm tỷ lệ 94%, chỉ còn 6% biến đổi ở mức độ nhẹ. Sự biến đổi của điện não sóng điện não chứng tỏ các tế bào não hoạt động đồng bộ hơn dưới tác dụng của điện châm.
- NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ ĐỊNH SỐ SINH LÝ – SINH HÓA Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC PHẪU THUẬT BƯỚU TUYẾN GIÁP DƯỚI VÔ CẢM BẰNG CHÂM TÊ KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ.
– Châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ và gây tê đám rối cổ nông để phẫu thuật cho 155 bệnh nhân bướu tuyến giáp chúng tôi thấy trong quá trình phẫu thuật mạch, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân tăng lên ở cả hai nhóm, ở nhóm châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ các chỉ số trên biến đổi ít hơn so với nhóm gây tê đám rối cổ nông (mạch tăng trung bình 4 chu kỳ/phút, huyết áp tối đa tăng trung bình 5mmHg, huyết áp tối thiểu tăng trung bình 3mmHg, nhịp thở tăng trung bình 0,6 lần/phút). Sau châm tê hàm lượng β endorphin tăng lên rõ (45,25pg/ml) so với trước điện châm (35,58pg/ml): sau châm tê lượng acetycholin tăng 273%, cate cholamin tăng 267% so với trước châm tê.
– Theo Thông tin Y – Dược học cổ truyền số 06-2007, trang 24.
- NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH LÝ, HÓA SINH TRONG CHÂM TÊ PHẪU THUẬT BƯỚU CỔ, DẠ DÀY.
– Trong châm tê phẫu thuật bướu cổ, mạch tăng trung bình 4 lần/ phút, huyết áp tăng trung bình 5mmHg. Trong châm tê phẫu thuật dạ dày, mạch tăng trung bình 8 lần/phút, huyết áp tăng trung bình 10mmHg; nhịp thở và độ bão hòa oxy gần như không thay đổi trong suốt quá trình phẫu thuật. Sau châm tê phẫu thuật dạ dày, hàm lượng β-endorphine tăng 164%, acetylcholin tăng 243%, catecholamin tăng 248%, còn châm tê phẫu thuật bướu cổ hàm lượng β-endorphine tăng 131%, acetylcholamin tăng 306%, catecholamin tăng 215%. Mức vô cảm loại A và B trong châm tê phẫu thuật bướu cổ là 100%, châm tê phẫu thuật dạ dày là 86,7%.
– Theo Tạp chí sinh lý học, tập 9, số 2, trang 45.
- ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN MÃNG CHÂM THEO ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO.
– Điện mãng châm phục hồi chức năng vận động cho 80 bệnh nhân (BN) liệt nửa người do nhồi máu cơ não đạt kết quả tốt 30%, khá 53,3%, trung bình 12,5%, kém 1,2%. Theo thang điểm Orgogozo, sau điều trị tăng lên 221,5% so với trước điều trị. Theo thang điểm Barthel sau điều trị tăng lên 216,3% so với trước điều trị. BN trẻ tuổi cho kết quả tốt hơn BN lớn tuổi (p<0,05%). BN được điều trị bằng điện mãng châm càng sớm, kết quả điều trị càng tốt. Sau điều trị, biên độ và tần số đơn vị vận động của các nhóm cơ tăng lên rõ rệt so với trước điều trị với p<0,001.
– Theo tạp chí y – dược học quân sự, số 5, năm 2004, trang 122.
- ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN CHÂM HUYỆT PHONG TRÌ LÊN ĐIỆN NÃO ĐỒ.
– Điện châm 1 lần và 8 lần trong và ngoài huyệt Phong trì trên 55 người khỏe mạnh tuổi từ 20 – 27 cho thấy điện châm ngoài huyệt Phong trì, tần số, biên độ và chỉ số các sóng điện não không thay đổi so với trước điện châm. Điện châm trong huyệt Phong trì làm thay đổi tần số, biên độ và chỉ số các sóng ở vùng chẩm và thái dương.
– Sau điện châm chỉ số sóng alpha tăng trung bình 14%, biên độ tăng trung bình 4µV.
– Sau điện châm chỉ số sóng beta sau điện châm chỉ số giảm trung bình 2%, biên độ giảm trung bình 3µV.
– Sau điện châm chỉ số sóng theta và delta sau điện châm chỉ số giảm trung bình 4%, biên độ giảm trung bình 3µV.
– Theo Y học việt nam – số 8, năm 2004 trang 21.
- ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG NGÓN TAY CÁI TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG ĐIỆN CHÂM.
– Qua nghiên cứu phục hồi chức năng vận động ngón tay cái 95 bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não với liệu trình điều trị 30 ngày, chúng thôi thấy: Ngón tay cái ở bàn tay liệt đơn thuần phục hồi tốt hơn so với ngón tay cái ở bệnh nhân liệt có kèm theo phù nề, co quắp. Những bệnh nhân đến điều trị sớm cho kết quả điều trị loại A cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân đến điều trị muộn. Mức độ tăng đơn vị vận động của bàn tay ở mức độ 3a là 36%, mức độ 3b là 33,2%.
– Theo Y học Việt nam – số 8, năm 2004, trang 57.
- ĐÁNH GIÁ SỰ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG BÀN TAY TRÊN BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG ĐIỆN MÃNG CHÂM HUYỆT ĐẠO HỢP CỐC XUYÊN LAO CUNG.
– Đánh giá sự phục hồi chức năng vận động bàn tay ở 95 bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não chúng tôi thấy bàn tay liệt đơn thuần chiếm 48,4%, bàn tay liệt có phù nề chiếm 12,6%, liệt có co quắp chiếm 13,7%, liệt có phù nề và co quắp chiếm 25,3%. Bàn tay liệt đơn thuần có khả năng phục hồi cáo hơn so với bàn tay liệt co quắp, với giá trị điểm tăng ở bàn tay liệt đơn thuần là 7,1 điểm cao hơn so với bàn tay liệt có phù nền co quắp (3,9 điểm). Song song với sự tăng điểm vận động, kết quả nghiên cứu trên điện cơ cho thấy sau điều trị tần số và biên độ đơn vị vận động tăng lên rõ rệt so với trước điều trị (p<0,05).
– Theo Thông tin Y dược học cổ truyền, số 07, năm 2007, trang 12.
- ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ VÔ CẢM CỦA CHÂM TÊ KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT BƯỚU GIÁP
– Phẫu thuật bướu tuyến giáp cho 100 bệnh nhân vô cảm bằng phương pháp châm tê so sánh với 55 bệnh nhân vô cảm bằng gây tê đám rối cổ nông: lứa tuổi thường gặp từ 30 – 50 tuổi, độ lớn của bướu độ II đến IV, gặp nhiều nhất là bướu độ III, chiếm 67%. Điện châm huyệt Hợp cốc, Nội quan, Khuyết bồn, Ế phong để phẫu thuật bướu tuyến giáp cho kết quả vô cảm loại A là 92%, loại B là 8%, không có loại C. Bệnh nhân có bướu nhỏ đạt mức vô cảm tốt hơn bệnh nhân có bướu lớn (độ II đạt mức vô cảm loại A là 100%, độ IV đạt mức vô cảm loại A là 66,7%), không phụ thuộc vào tính chất của bướu. Mức vô cảm của nhóm châm tê tốt hơn nhóm gây tê đám rối cổ nông.
– Theo Y dược học cổ truyền việt nam, số 13, tháng 6, năm 2004, trang 14.
- NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG β-ENDORPHIN TRONG MÁU VÀ ĐIỆN NÃO ĐỒ Ở BỆNH NHÂN NGHIỆN MA TÚY ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM.
– Qua điều trị cai nghiện bằng phương pháp điện châm cho 81 người nghiện ma túy thấy đa số bệnh nhân mắc nghiện ở mức độ vừa và nặng, dùng ma túy chủ yếu bằng con đường hít và chích. Điện châm trong điều trị cắt cơn đói ma túy đạt kết quả loại A (loại tốt) chiếm 92,6%, loại B (loại khá) chiếm 7,4%. Triệu chứng của hội chứng cai sau điện châm ở ngày thứ 4 giảm rõ rệt (p<0,01). Sau khi điều trị điện châm cắt cơn, hàm lượng β-endorphin là 51,7% pg/ml, tăng lên rõ rệt so với trước điện châm là 38,8 pg/ml, điện não trở về mức độ bình thường.
– Theo Tạp chí sinh lý học, tập 8, số 3, tháng 12 năm 2004, trang 43.
- NGHIÊN CỨU MỨC VÔ CẢM CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ TRONG PHẪU THUẬT DẠ DÀY.
– Châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ và gây mê nội khí quản phẫu thuật dạ dày cho 120 bệnh nhân thu được kết quả mức vô cảm loại A và B của hai nhóm nghiên cứu tương đương. Nhóm châm tê đạt 88,7%, nhóm gây mê nội khí quản đạt 90%. Không có sự khác biệt về mức vô cảm giữa nam và nữ. Châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ làm tăng ngưỡng đau cao hơn (K=2,64) so với nhóm châm tê đơn thuần (K=1,97).
– Theo Tạp chí sinh lý học, tập 8, số 2, tháng 8 năm 2004, trang 38.