0
PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI ÔNG CỨNG- TIÊM XƠ BÚI TRĨ BẰNG THUỐC PG 60 5%

1. KHÁI NIỆM BỆNH TRĨ

  Bệnh trĩ được tạo thành do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ

2. NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI

Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ nhưng người ta đã tìm được các yếu tố thuận lợi sau:

Tư thế đứng:

Bệnh trĩ hay gặp ở những người đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như nhân viên văn phòng, thợ may, ... thực tế người ta thấy khi đứng áp lực tình mạch trĩ tăng lên nhiều so với khi nằm.

Rối loạn tiêu hóa:

Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, viêm đại tràng mạn tính, …

Tăng áp lực ổ bụng:

Bệnh nhân suy tim, xơ gan, ho nhiều do viêm phế quản mạn tính...

Chế độ ăn

Ăn nhiều đồ cay nóng, ăn ít rau xanh và hoa quả, uống ít nước, …

U bướu hậu môn trực tràng và vùng xung quanh

Thai nhiều tháng, ung thư tử cung, trực tràng, u vùng tiểu khung, đáy chậu...

3.  PHÂN LOẠI TRĨ

Trĩ phân ra làm 3 loại là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Trĩ nội

Hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ trong, gốc búi trĩ nằm phía trên đường lược, bao bọc cung quanh búi trĩ là niêm mạc.

Trĩ nội chia làm 4 độ:

Độ 1: búi trĩ sa xuống dưới đường lược, nhưng vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn

Độ 2: trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi đi đại tiện, sau tự co lên được

Độ 3: trĩ sa ra ngoài ống hậu môn khi đi đại tiện, làm việc nặng hoặc ngồi xổm. Phải dùng tay nhét vào hay phải nghỉ ngơi hồi lâu búi trĩ mới tụt vào.

Độ 4: trĩ gần như nằm ngoài ống hậu môn thường xuyên có nhét vào cũng tự tụt ra ngay.

Trĩ ngoại

Hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài nằm dưới da xung quanh lỗ hậu môn. Nằm ngoài ống hậu môn, bao bọc búi trĩ ngoại là da

Trĩ hỗn hợp

Trĩ nội lúc dầu còn nhỏ nằm trên đường lược, sau to dần mô nâng đỡ và dây chằng Parks chùng ra, trĩ sa xuống hợp với trĩ ngoại thành trĩ hỗn hợp.

4. TRIỆU CHỨNG

Cơ năng: lúc đầu thường không có triệu chứng. Về sau búi trĩ to ra có thể gặp triệu chứng.

Đau: thường đau khi có biến chứng tắc mạch, sa nghẹt hoặc do co thắt các cơ, cũng có khi là do tổn thương nứt hậu môn đi kèm.

Chảy máu: là triệu chứng có sớm và thường gặp. Có thể chảy máu nhỏ giọt, hay thành tia, hoặc có thể thấm giấy vệ sinh, máu màu đỏ tươi.

Sa búi trĩ: gặp ở trĩ ngoài và trĩ nội bắt đầu từ độ 2.

Ngoài ra bệnh nhân có thể thấy cộm, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn.

PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI ÔNG CỨNG- TIÊM XƠ BÚI TRĨ BẰNG THUỐC PG 60 5%

1. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP

Tiêm xơ búi trĩ là tiến hành tiêm thuốc vào các búi trĩ ở lớp dưới niên mạc, thuốc này có tác dụng làm xơ mạch máu nuôi dưỡng búi trĩ, làm búi trĩ không phát triển được và teo lại.

Hiện nay, Bệnh viện Châm cứu Trung ương là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở miền Bắc được Viện Y dược học Dân tộc TP Hồ Chí Minh chuyển giao quy trình kỹ thuật nội soi ông cứng- tiêm xơ búi trĩ bằng thuốc pg 60 5%. Phương pháp này được đánh giá là có hiệu quả tốt đối với các bệnh nhân bị bệnh trĩ nội và trĩ hỗn hơp. Đem lại hiệu quả  cao cho người bệnh cũng như hạn chế thấp nhất những biến chứng nếu có xảy ra. Bệnh viện Châm cứu TW đã ứng dụng phương pháp điều trị nội soi ống cứng- tiêm xơ búi trĩ bằng thuốc pg 60 5% từ năm 2020, cho đến nay, tỉ lệ bệnh nhân khỏi bệnh tại Bệnh viện Châm cứu TW chiếm tỉ lệ 76,8%, bệnh nhân chuyển biến độ trĩ từ nặng -> nhẹ chiếm tỉ lệ 19,9%, bệnh nhân không đỡ chiếm tỉ lệ 3,3%.

2. PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI ỐNG CỨNG- TIÊM XƠ BÚI TRĨ  BẰNG THUỐC PG 60 5%

Thuốc sử dụng là PG 60 5% pha với nước cất theo tỉ lệ 1:4, tiến hành khám và tiêm thuốc bằng phương pháp y học hiện đại.

Kỹ thuật tiến hành:

  • Tư thế:  bệnh nhân nằm nghiêng về bên phải, 2 chân song song gối gập sát bụng, đầu sát mép giường bên phải, mông sát mép giường bên trái, tay trái banh mông.
  • Người thầy thuốc ngồi đối diện vùng hậu môn bệnh nhân, sát trùng vùng quanh lỗ hậu môn và ống hậu môn.
  • Người điều dưỡng đứng phía sau bệnh nhân, hỗ trợ cùng với người thầy thuốc dùng ngón trỏ và ngón giữa hai tay banh lỗ hậu môn, bộc lộ rõ các búi trĩ.
  • Bơm thuốc vào các búi trĩ ở lớp dưới niên mạc, có thể ở gốc búi trĩ hoặc bề mặt các búi trĩ. Thấy búi trĩ căng phồng lên là được.
  • Nhét bông tẩm dầu mù u vào trong ống hậu môn, đẩy các búi trĩ vào trong ống hậu môn.
  • Băng hậu môn lại.

Sau tiêm bệnh nhân có cảm giác tức, thốn nhẹ vùng hậu môn, có thể mót đi cầu, cảm giác này sẽ kép dài từ 1-3h.

Số mũi tiêm: phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của búi trĩ.

  • Độ 1: khoảng 3-5 mũi
  • Độ 2: khoảng 5-10 mũi
  • Độ 3: khoảng từ 10-15 mũi
  • Độ 4: khoảng 15-20 mũi

Số lượng thuốc tiêm vào một búi trĩ tùy thuốc vào tình trạng búi trĩ và tiên lượng của thầy thuốc. Tổng lượng thuốc một lần tiêm từ 3-6ml. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm cách nhau 24h.

*ƯU ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI ỐNG CỨNG- TIÊM XƠ BÚI TRĨ BẰNG THUỐC PG 60 5%

  • Nhanh, đơn giản, ít biến chứng
  • Điều trị trĩ nội hiệu quả không gây đau đớn cho bệnh nhân
  • Chi phí điều trị hợp lý

Biến chứng có thể gặp:

  • Tràn thuốc: do tiêm lượng thuốc nhiều quá, hay tiêm búi trĩ ở dưới thấp quá làm thuốc tràn xuống vùng da xung quanh lỗ hậu môn hoặc búi trĩ ngoại, gây sưng nề, đau đớn cho bệnh nhân.

*KHÁC BIỆT CỦA PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI ỐNG CỨNG- TIÊM XƠ BÚI TRĨ BẰNG THUỐC PG 60 5% SO VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP TIÊM XƠ BÚI TRĨ KHÁC

- Không cần phải phẫu thuật

- Chi phí thấp hơn so với việc phẫu thuật cắt trĩ…

- Hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu và mang đến sự hài lòng của người bệnh sau khi điều trị

- Quá trình điều trị không đau đớn, có thể hoạt động và làm việc sau khi tiêm 1 giờ

- Không cần kiêng, không phải nằm viện…

- Đặc biệt Bệnh viện Châm cứu TW kết hợp các phương pháp YHCT và YHHĐ trong phương pháp nội soi ống cứng- tiêm xơ búi trĩ bằng thuốc pg 60 5%, sử dụng 1 số thuốc đông y hỗ trợ trong quá trình điều trị như: Hoàn tiêu viêm, bột nhuận tràng, dầu inoca sơ chế 15ml.  Qua đó có thể thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc kết hợp điều trị y học cổ truyền và y học hiện đại đối với bệnh trĩ. Sử dụng thuốc đông y cùng với phương pháp y học hiện đại trong khám và điều trị bệnh trĩ vừa đạt hiệu quả cao mà ít gây tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.

.