PGS. TS. Nghiêm Hữu Thành
Bệnh viện Châm cứu TW
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Khái niệm đau:
* Theo y học cổ truyền: Cuốn Nội kinh có viết: “thông tắc bất thống, thống tắc bấtthông”
Khí huyết vận hành bình thường trong kinh lạc thì không đau
Khí huyết tắc nghẽn, ứ trệ thì gây đau
Hướng điều trị: Hành khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc, giảm thống
* Theo y học hiện đại: Đau là một cảm giác đặc biệt, bao gồm 4 yếu tố chính (theo Anokhin- Capentier, 1972)
+ Yếu tố hoá học (chemistery)
+ Phản xạ thần kinh thực vật (Vegétative Reflex)
+ Yếu tố tâm lý (Psychology)
+ Động lực cảm xúc (Motion)
– Yếu tố hoá học: + Receptors: k , m , q
+ Neuropeptit: b – endorphin, enkephalin, acetylcholin, catecholamin, các chất neuropeptit và các receptor tham giam vào quá trình dẫn truyền cảm giác đau và chống đau.
– Yếu tố tâm lý: + Nhóm nhạy cảm: thần kinh nghệ sỹ, lao động trí óc
+ Nhóm không nhạy cảm: Lao động chân tay
Yếu tố tâm lý có vai trò nhất định trong phản ánh cảm giác đau, nhưng đây là yếu tố mang tính cá thể, rất khó định lượng và mang tính định tính cao.1.2. Phương pháp chống đau.
Hiện nay, y học có hai nhóm phương pháp chống đau chính là:
– Chống đau dùng thuốc (Tây y và Đông y)
– Chống đau không dùng thuốc: phương pháp điện châm, xoa bóp bấm huyệt là một trong những phương pháp kích thích hệ thống chống đau của cơ thể, hoạt hoá các cơ quan sản xuất các chất chống đau ở mức cao nhất.
2. NHỮNG NGUYÊN LÝ CHỌN KINH HUYỆT TRONG CHÂM GIẢM ĐAU
2.1. Dựa vào học thuyết kinh lạc.
Chủ yếu theo nguyên lý “Kinh lạc sở quá chủ trị sở cập” nghĩa là kinh lạc đi qua vùng nào thì có tác dụng chữa bệnh tại vùng đó. Dựa trên cơ sở lý luận này, chúng ta có thể chọn kinh đi qua những vùng muốn giảm đau và phẫu thuật. Ví dụ:
– Mổ bướu cổ: Chọn huyệt trên kinh Vị, Tâm bào, Đại trường
– Điều trị đau lưng: Chọn huyệt trên mạch Đốc, kinh Bàng quang, Đởm, Vị
– Điều trị đau đầu: Chọn huyệt trên mạch Đốc, mạch Nhâm, kinh Đởm, Vị
2.2. Dựa vào học thuyết Ngũ hành
2.3. Dựa vào giải phẫu thần kinh
Khi điện châm giảm đau và châm tê phẫu thuật, phải biết giải phẫu, thần kinh chi phối cảm giác của vùng muốn chống đau, ví dụ:
+ Vùng mặt: Chọn huyệt sát dây thần kinh V, VII.
+ Vùng cánh tay: Chọn huyệt Giáp tích C3- C7.
+ Vùng ngực, tim, phổi : Chọn huyệt Giáp tích D1- D12.
+ Để giảm nhu động ruột: Chọn huyệt Giáp tích D8- D10
+ Để chống nôn, nấc: Chọn huyệt Nhân nghinh (có vị trí gần nhánh quặt ngược của dây thần kinh X)
+ Để giảm đau vùng lưng, hông và chân: Chọn huyệt Giáp tích L1- S5
3. KỸ THUẬT CHÂM GIẢM ĐAU- CHÂM TÊ
3.1. Nguyên tắc
– Châm tả và phải đạt “đắc khí”, rồi dẫn khí
– Bệnh nhân: cảm giác tê tức nặng, cơ vùng huyệt không co cứng (không đau chỗ châm)
– Bác sỹ: có cảm giác mút kim, có thể thay đổi màu da
– Tại chỗ châm kim: Bệnh nhân không có cảm giác đau
Trong châm tê, thuốc giảm đau hỗ trợ thường được sử dụng như sau: Diazepam 0,25 mg/kg trọng lượng cơ thể hoặc Morphin 0,25mg/kg trọng lượng cơ thể. Lượng thuốc này một nửa dùng tiêm bắp trước khi châm, một nửa còn lại dùng tiêm tĩnh mạch trước thì rạch da.3.2. Kỹ thuật châm (Kỹ thuật tân châm)
Cổ điển | Tân châm |
Châm đơn huyệt, châm nông | Châm xuyên kinh, xuyên huyệt, châm sâu |
Kim ngắn, nhỏ | Kim to, dài |
Kích thích nhẹ bằng vê tay | Kích thích mạnh bằng máy điện châm |
Ví dụ về châm xuyên huyệt:
- Hợp cốc (LI4) xuyên Lao cung (PC8)
- Túc tam lý (S36) xuyên Dương lăng tuyền (G34)
- Trật biên (B54) xuyên Hoàn khiêu (G30)
- Khúc trì (LI11) xuyên Thủ tam lý (LI10)
- Kiên ngung (LI15) xuyên Tý nhu (LI14)
- Dương bạch (G14) xuyên Ngư yêu
- Toản trúc (B2) xuyên Tình minh (B1)
- Huyệt Giáp tích
Châm xuyên huyệt các huyệt khó:
- Phong trì (G20) xuyên Phong trì (G20)
- Dương lăng tuyền (G34) xuyên Âm lăng tuyền (Sp9)
- Ngoại quan (T5) xuyên Nội quan (P6)
- Xuyên các huyệt trên mạch Đốc, mạch Nhâm
3.3. Sử dụng máy điện châm để giảm đau- châm tê
– Tần số: Luôn là tần số tả (tần số nhanh, khoảng 50 Hz)
– Cường độ: Mức cao tăng dần đều đến ngưỡng cao nhất bệnh nhân có thể chịu được (từ 150 đến 250 m A)
– Nguyên tắc mắc dây điện: các đôi dây của máy điện châm được mắc vào các huyệt theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Huyệt cùng tên
- Huyệt cùng đường kinh
- Huyệt cùng trên đường kinh dương hoặc kinh âm
- Các huyệt còn lại
4. PHÁC ĐỒ HUYỆT CHÂM GIẢM ĐAU VÀ CHÂM TÊ
4.1. Châm giảm đau dạ dày – mổ dạ dày: Châm 2 bên
– Thiên khu (S25) – Giáp tích D8
– Chương môn (Liv13) xuyên Đới mạch (G26)
– Tam âm giao (Sp6) – Túc tam lý (S36)
– Nhân nghinh (S9) 2 bên để chống nôn, nấc
4.2. Châm giảm đau xoang- mổ xoang: Châm 2 bên
– Hợp cốc (LI4) – Ế phong (T17)
– Ngoại quan (T5) – Quyền liêu (SI18)
– Tỵ thông (huyệt ngoài kinh)
4.3. Châm tê mổ bướu cổ : Châm 2 bên
– Hợp cốc (LI4) – Nội quan (P6) – Khí xá( S11)
– Ế phong (T17) – Nhân nghinh (S9)
– Khuyết bồn (S12) – Thuỷ đột (LI18)
4.4. Châm tê mổ sỏi tiết niệu: Châm 2 bên
– Tam âm giao (Sp6) – Túc tam lý (S36)
– Giáp tích L5- S1 – Thứ liêu (B32)
– Thiên khu (S25) – Đới mạch (G26) xuyên Tử cung
4.5. Châm tê mổ u vú
– Hợp cốc (LI4) – Nội quan (P6)
– Thiên trì (P1) – Tử cung
– Đại bao (Sp21) – Giáp tích D1- D4
5. KẾT QUẢ VÔ CẢM CHÂM TÊ MỘT SỐ PHẪU THUẬTTẠI KHOA NGOẠI CHÂM TÊ- BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TW NĂM 2007
Stt | Kết quả phẫu thuật
Loại phẫu thuật | Tốt | Khá | Đạt | Không đạt | Tổng số | ||||
n | % | n | % | n | % | n | % | n | ||
1 | Châm tê mổ dạ dày | 75 | 75 | 15 | 15 | 7 | 7 | 3 | 3 | 100 |
2 | Châm tê mổ xoang | 103 | 83 | 12 | 9,8 | 8 | 6 | 1 | 0,95 | 125 |
3 | Châm tê mổ bướu cổ | 743 | 88,9 | 80 | 9,6 | 12 | 1,4 | 1 | 0,01 | 836 |
4 | Châm tê mổ sỏi tiết niệu | 28 | 58,3 | 15 | 31,2 | 3 | 6,2 | 2 | 4,1 | 48 |
5 | Châm tê mổ u vú | 57 | 71,2 | 16 | 20 | 6 | 7,5 | 1 | 1,3 | 80 |
Tổng số bệnh nhân của các loại phẫu thuật | 1189 |
6. SỰ BIẾN ĐỔI NGƯỠNG ĐAU Ở NHÓM ĐIỆN CHÂM CÓ VÀ KHÔNG KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ
Thời điểm | Trước châm tê (1) | Sau châm tê (2) | Hệ số giảm đau K |
Nhóm châm tê kết hợp thuốc | 195 ± 68,47 | 528 ± 71,45 | K=2,7 |
(n=100) | p1-2 < 0,001 | ||
Nhóm châm tê không kết hợp |
206 ± 79,25 |
409 ± 62,39 |
K=1,98 |
thuốc (n=60) | p1-2 < 0,001 |
Các số liệu cho thấy ngưỡng đau ở cả 2 nhóm đều tăng lên sau điện châm tuy nhiên hiệu quả giảm đau của nhóm điện châm kết hợp thuốc hỗ trợ tăng cao hơn nhóm không có thuốc hỗ trợ (KA = 2,7 > KB = 1,98) . Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001
7. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA b-ENDORPHIN TRONG MÁU BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT DẠ DÀY DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỆN CHÂM CÁC HUYỆT GIÁP TÍCH D8-10, NHÂN NGHINH, CHƯƠNG MÔN, THIÊN KHU, TÚC TAM LÝ, TAM ÂM GIAO CÓ KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ
Chỉ tiêu | Hàm lượng b -endorphin (pg/ml) | |
Thời điểm | Trước điện châm (1) | Sau điện châm 25 phút (2) |
n=50 | 39,053 ± 5,037 | 64,683 ± 14,891 |
p1-2 < 0,001 (K=1,65) |
Số liệu ở bảng trên cho thấy sau điện châm 25 phút có thuốc hỗ trợ lượng b -endorphin trong máu bệnh nhân đã tăng lên từ 37,053 đến 64,683 pg/ml. Sự khác biệt này có ý nghĩa quan trọng trong việc lượng hoá tác dụng vô cảm của điện châm- một điều mà từ nhiều năm nay các nhà nghiên cứu về châm tê đều quan tâm. Việc định lượng được b -endorphin và xác định được mức tăng ngưỡng đau trong điều kiện điện châm kết hợp thuốc hỗ trợ là những cơ sở khoa học mang tính khách quan.
8. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA HÀM LƯỢNG ACETYLCHOLIN TRONG MÁU THỎ DƯỚI ĐIỆN CHÂM CÁC HUYỆT GIÁP TÍCH D8-10, THIÊN KHU, TAM ÂM GIAO, TÚC TAM LÝ CÓ KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ
Hàm lượng Acetylcholin (m mol/ml) (n=15) | |
Trước điện châm (1) | Sau điện châm 25 phút (2) |
1,471 ± 0,375 | 2,495 ± 0,234 |
p1-2 < 0,001 |
Qua bảng trên cho thấy dưới tác dụng của điện châm các huyệt nêu trên, hàm lượng Acetylcholin trong máu thỏ tăng lên rõ rệt (lượng Acetylcholin tăng lên 169,6 %) và có ý nghĩa thống kê (p <0,001).
9. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA HÀM LƯỢNG CATECHOLAMIN TRONG MÁU THỎ DƯỚI ĐIỆN CHÂM CÁC HUYỆT GIÁP TÍCH D8-10, THIÊN KHU, TAM ÂM GIAO, TÚC TAM LÝ CÓ KẾT HỢP THUỐC HỖ TRỢ
Hàm lượng Catecholamin (mmol/ml) (n=15) | |
Trước điện châm (1) | Sau điện châm 25 phút (2) |
0,129 ± 0,015 | 0,313 ± 0,017 |
p1-2 < 0,001 |
Các số liệu ở bảng trên cho thấy dưới tác dụng của điện châm các huyệt nêu trên, hàm lượng Catecholamin trong máu thỏ tăng lên rõ rệt (lượng Catecholamin tăng lên 242,6 %) và có ý nghĩa thống kê (p <0,001).
KẾT LUẬN
Ngày nay, theo đường lối kết hợp Đông- Tây y cùng với sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán thăm dò hiện đại, các cơ chế chống đau của châm cứu nói riêng và Đông y nói chung đã được nghiên cứu một cách khoa học bằng các phương pháp định lượng khách quan. Tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, các nghiên cứu về vai trò của các chất trung gian hoá học tham gia vào quá trình chống đau như b -endorphin, acetylcholin, catecholamin và phương pháp đo ngưỡng đau bằng thống kế (AnalgesiaMetter) đã góp phần làm sáng tỏ tác dụng của điện châm trong chống đau và trong châm tê phẫu thuật.