Laser châm là gì? Những người nào có thể áp dụng phương pháp laser châm?

Phương pháp Laser hay có thể hiểu khuếch đại ánh sáng bằng phản xạ kích thích đã xuất hiện từ những năm 1960, đến nay nó đã được áp dụng rộng rãi vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thiết bị chiếu sáng, dẫn đường, thiết bị quân sự và đặc biệt là trong y tế như phẫu thuật mắt, phẫu thuật tiêu sỏi, các bệnh về da....

Hiện tại ngành châm cứu tại Việt Nam cũng đã nghiên cứu và áp dụng điều trị các chứng bệnh bằng phương pháp laser châm, được biết đây là phương pháp ít xâm lấn, có tác dụng cụ thể với một số chứng bệnh nên được nhiều người sợ kim lựa chọn. Vậy cụ thể laser châm là gì? Những đối tượng phù hợp và những thông tin hữu ích khác về phương pháp laser châm sẽ được giới thiệu tới độc giả trong bài viết sau đây. 

Laser châm là gì? Nguyên lý và đối tượng phù hợp vói laser châm

Laser châm là một phương pháp điều trị sử dụng tia laser công suất thấp (Low-Level Laser Therapy – LLLT) để kích thích huyệt đạo trên cơ thể, thay thế kim châm truyền thống. Khác với tia laser dùng trong phẫu thuật hay thẩm mỹ, laser châm có cường độ thấp, không sinh nhiệt, không gây đau rát, nên phù hợp với trẻ em, người cao tuổi và những người sợ kim.

Laser châm không chỉ đóng vai trò là phương pháp thay thế, mà còn là bước tiến công nghệ trong ứng dụng y học cổ truyền hiện đại.

Nguyên lý tác động của laser châm:

Tia laser châm sử dụng photon ánh sáng có bước sóng từ 630 – 850 nm (nanomet). Bước sóng của tia laser sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân. Sở dĩ như vậy bởi cấu trúc da của mỗi người có sự khác biết nhau dựa trên môi trường sống, sự tiếp xúc và gene, chính vì thế các bác sĩ khi điều trị bằng laser châm sẽ theo dõi và dựa trên phản ứng thực tế của cơ thể người bệnh mà điều chỉnh dải bước sóng mạnh lên hoặc yếu đi để hiệu quả trên từng người. 

Khi chiếu vào các huyệt đạo, laser sẽ xuyên qua lớp biểu bì và tác động trực tiếp lên các dây thần kinh, mô cơ và các tế bào kết nối. Một số lợi ích nổi bật của phương pháp châm cứu bằng laser có thể kể đến như: 

Kích hoạt lưu thông máu, kích thích tế bào, tăng cường trao đổi chất: Thông qua việc sử dụng tia laser cường độ thấp tác động vào các huyệt giúp lưu thông khí huyết dưới da. 

Giảm đau, giảm viêm, tái tạo tế bào tổn thương: Tác động sinh học này giúp laser châm được ứng dụng rộng rãi trong điều trị lâm sàng. Với một số phương pháp giảm đau khác có thể để lại tác dụng phụ, nhất là với người lớn tuổi, còn với những phương pháp châm cứu ít xâm lấn sẽ giúp kích thích các huyệt theo từng chứng bệnh cụ thể.

Những đối tượng phù hợp với phương pháp laser châm

  • Trẻ em: Không sợ kim, không đau, an toàn.
  • Người cao tuổi: Da mỏng, dễ bầm tím khi dùng kim.
  • Người có bệnh mạn tính: Cần kích thích lâu dài, nhẹ nhàng.
  • Người sợ kim hoặc có tiền sử nhiễm trùng da.

Những đối tượng không phù hợp với phương pháp laser châm

  • Bệnh nhân có tiền sử về dị ứng, dễ kích ứng với da (sưng tấy, ngứa hoặc bị bỏng)
  • Phụ nữ có thai
  • Bệnh về lao tủy xương, ung thư
  • Những người đang được chỉ định để phẫu thuật hoặc gặp các bệnh lý mạn tính (gan, thận, suy tim, tăng huyết áp, tiểu đường...) 

Trên đây bao gồm những đối tượng chính phù hợp và không phù hợp với phương pháp laser châm. Để biết được cụ thể bệnh lý của bản thân có phù hợp với phương pháp điều trị này hay không, độc giả nên tham vấn ý kiến các chuyên gia y tế về châm cứu tại các cơ sở được cấp phép. 

Các bệnh lý thường được điều trị bằng laser châm

Laser châm đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong điều trị các bệnh sau:

  • Bệnh hô hấp: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
  • Rối loạn thần kinh: Mất ngủ, lo âu, rối loạn tiền đình.
  • Rối loạn nội tiết - phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, rối loạn hormone.
  • Tăng sức đề kháng: Chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Cơ xương khớp: Giãn cơ, đau nhức, hỗ trợ phục hồi sau tai biến.

Quy trình thực hiện laser châm

Một buổi điều trị bằng laser châm thường mất khoảng 5 - 20 giây mỗi huyệt và kéo dài 15 - 20 phút cho một buổi điều trị, phương pháp này có thời gian ngắn hơn so với các phương pháp châm cứu khác, bao gồm các bước:

  1. Khám và chẩn đoán: Bác sĩ xác định huyệt đạo phù hợp.
  2. Sát trùng vùng huyệt cần chiếu.
  3. Chiếu tia laser vào từng huyệt (bằng tay hoặc máy), mỗi huyệt khoảng 1–3 phút.
  4. Kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền khác nếu cần (xoa bóp, bấm huyệt,...).

Ưu điểm và hạn chế của laser châm

Ưu điểm:

  • An toàn, không xâm lấn
  • Dễ tiếp nhận, phù hợp nhiều đối tượng
  • Có thể đem lại tác dụng nhanh trong một số chứng bệnh cụ thể 

Hạn chế:

  • Hiệu quả phụ thuộc vào kinh nghiệm chuyên môn và trình độ của người thực hiện
  • Không thay thế được phương pháp châm cứu bằng châm kim trong những bệnh lý phức tạp

Việc điều trị bằng phương pháp laser châm cũng giống như các phương pháp châm cứu khác, vì thế người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ cả khi ở trên viện lẫn khi ở nhà, trường hợp có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời và thăm khám sớm nhất. 

Trên hết, người bệnh khi tham khảo điều trị bằng laser châm nên cân nhắc kỹ về việc bệnh lý của bản thân có phù hợp với phương pháp này hay không, có thể tham vấn từ các cơ sở điều trị bệnh bằng châm cứu được cấp phép bởi Bộ Y Tế để không xảy ra những sự cố đáng tiếc. 

Phương pháp laser châm hiện còn mới mẻ tại Việt Nam, các kỹ thuật vẫn đang được tiếp tục nghiện cứu để có thể áp dụng trên nhiều chứng bệnh hơn nữa. Trong tương lai, đây là phương pháp châm cứu tiềm năng, phù hợp với những bệnh ít cần phải châm cứu bằng kim châm

.