0
CHÂM CỨU PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH  HIỆU QUẢ KHÔNG DÙNG THUỐC

Châm cứu là một phương pháp chữa bệnh độc đáo trong YHCT, là tên gọi chung của hai phương pháp Châm (dùng kim tác động vào huyệt vị trên cơ thể)và Cứu (dùng nhiệt tác động lên huyệt), nhưng ngày nay thường được dùng để chỉ phương pháp châm.

Châm cứu ngày nay phát triển rất mạnh mẽ. Ngoài các phương pháp châm truyền thống như hào châm, thể châm, có nhiều phương pháp châm mới như mãng châm, đầu châm, diện châm, nhĩ châm, tỵ châm, thuỷ châm, laser châm, châm tê … Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng đối với từng mặt bệnh, được các thầy thuốc cân nhắc áp dụng đối với mỗi bệnh nhân cụ thể.Đây là phương pháp an toàn và đã chứng minh được tác dụng tốt qua nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới.

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÂM CỨU:

Tháng 10 năm 1968, Hội Châm Cứu Việt Nam được thành lập.

Năm 1982, Viện Châm Cứu tại Việt Nam được thành lập.

Tại châu Âu, ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, phương Tây đã biết đến Châm cứu, tuy nhiên, châm cứu học không thể phát triển được ở Âu Châu.

Phải chờ đến những năm 1940 trở đi, khi châm cứu được áp dụng thành công trong việc gây tê giải phẫu, và sau đó năm 1957, khi Paul Nogier công bố những công trình nghiên cứu khoa học của ông về Nhĩ Châm, lúc đó, thế giới mới bắt đầu quan tâm tìm kiếm, nghiên cứu và học hỏi về châm cứu 1 cách sâu xa… Nhờ tiến bộ về khoa học thực nghiệm, Âu Châu đã có những công trình nghiên cứu hết sức lớn lao, đóng góp cho ngành châm cứu giải quyết được rất nhiều vấn đề từ cơ bản đến thực nghiệm lâm sàng, đặc biệt những công trình khảo cứu sâu về cơ chế hệ thần kinh, cơ chế của châm giảm đau, châm gây tê…

Giáo sư Nguyễn Tài Thu là một thầy thuốc nổi tiếng về châm cứu ông đã đạt được rất nhiều thành tựu về ứng dụng châm cứu trong điều trị bệnh đặc biệt với phương pháp Tân châm, Nghiên cứu châm tê trong phẫu thuật, Thủy châm, Điện châm…, làm "cẩm nang" cho hàng ngàn y, bác sĩ sau này. Đặc biệt, hai kỹ thuật Châm tê và Châm cứu cai nghiện ma túy. Hiện nay, ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Lên hiệp Hội châm cứu thế giới (W’FAS), chủ tịch Hội châm cứu Việt Nam. Ông đã đưa châm cứu Việt Nam khắp nổi tiếng khắp năm châu với những cây kim kỳ diệu đem lại hệu quả cao trong điều trị bệnh.

II. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT THẦN KINH, THỂ DỊCH ĐỂ GIẢI THÍCH CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU

      Cơ chế tác dụng của châm cứu giải thích theo học thuyết thần kinh thể dịch giúp cho quá trình học tập, sử dụng châm cứu dễ dàng có thể vận dụng để giải thích hầu hết các trường hợp bệnh lý cơ nâng được chỉ định điều trị bằng phương pháp châm cứu.

Về mặt học tập chia các huyệt theo từng vùng tiết đoạn cơ thể, số lượng sử dụng trong điều trị khoảng 80-100 huyệt thông thường mà không cần thiết phải nhớ tất cả (365 huyệt) để điều trị các chứng bệnh thường gặp, giúp các thầy thuốc đa khoa cơ sở cơ bản để kết hợp tốt hai nền y học YHDT-YHHĐ trong điều trị bệnh.

Về tác dụng và vận dụng các huyệt: trước hết cần nắm được vị trí tương ứng của các huyệt trên vùng cơ thể để biết tác dụng tại chỗ của nó. Sau đó mỗi vùng của mỗi cơ thể cần nắm một số công thức để chữa bệnh nội tạng và các cơ quan từng vùng cơ thể. Huyệt ở vùng ngực, lưng: chữa các bệnh về tuần hoàn, hô hấp, viêm tuyến vú, tắc tia sữa, đau dây thần kinh liên sườn…; huyệt vùng thượng vị, thắt lưng: chữa bệnh về bộ máy tiêu hoá, viêm loét dạ dày, bệnh gan mật; huyệt vùng hạ vị, thắt lưng cùng : chữa bệnh tiết niệu, đường sinh dục.

Về toàn thân cần nắm một số huyệt có tác dụng điều trị đặc hiệu, có tác dụng toàn thân để phối hợp với các huyệt điều trị từng vùng.

Cơ chế châm cứu theo học thuyết thần kinh – thể dịch chưa giải thích được những điều đã nêu trong các sách châm cứu cổ điển như hệ kinh lạc, phương pháp bổ tả… không giải thích được các quy luật vận dụng các huyệt toàn thân và nhất là bệnh lý của các tạng phủ, các quy luật lấy huyệt theo thời gian.

Trích "Tập chí Châm cứu Việt Nam - số 01/2021"

Mời quý vị đón đọc!

Toà soạn Tạp chí Châm cứu Việt Nam - 49 Thái Thịnh - Đống Đa - Hà Nội

ĐT: (024) 3562 6950

.