0
ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT THUỶ - HOẢ TRONG  “HẢI THƯỢNG Y TÂM TÂM LĨNH” CỦA  ĐẠI DANH Y HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG  ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÂM CỨU

 

Trong tác phẩm đồ sộ “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, có thể nhận thấy học thuyết Thủy-Hỏa rất cơ bản , thống nhất và xuyên suốt trong biện chứng luận trị của phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền 

Lãn Ông soạn “Y tông tâm lĩnh” muốn “đúc trăm sách thành một bộ”, cũng đã tóm thâu những kiến thức y học cần thiết. Nhưng trong những phần chung, có thể thấy vài điểm đặc thù trong lập luận và nghiệp vụ: Ông làm thuốc theo lối “ vương đạo”, và thiên về “thủy hỏa”

Về thuyết thủy hỏa, ông dành riêng một quyển chuyên luận gọi là “Huyền Tẫn phát vi”. Trong quyển này ông nhấn mạnh tầm quan trọng của Thủy – Hỏa: “Nhà y mà không hiểu rõ chân tướng của tiên thiên thái cực, không nghiên cứu tác dụng thần hiệu của Thủy – Hỏa vô hình, không trọng dụng được những bài thuốc hay như Lục vị, Bát vị thì đạo làm thuốc còn thiếu sót đến hơn một nửa.” Ông nói “Đại bệnh chữa Thủy – Hỏa, tiểu bệnh chữa Khí – Huyết”.

  1. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH HỌC THUYẾT THỦY HỎA
  2. Thủy hỏa là thực thể

Thủy hỏa là dấu hiệu của âm dương, là thực thể của âm dương. Mặt trời, mặt trăng là tinh hoa của thủy hỏa, rét và nắng là tác dụng của thủy hỏa; làm cho vật sống là hỏa, vinh nhuận vật là thủy; không có hỏa thì tiêu diệt, không có thủy thì cháy khô, cho nên trong ngũ hành,thủy và hỏa là trọng hơn; Kim, mộc, thổ đều là “ký sinh” (sống gửi, sống nhờ), chết thì mất; Thủy và hỏa là do “chân sinh” (do thực thể sinh ra) chết mà không chết hẳn, mất rồi lại sinh; vì tùy từng chỗ mà có cơ hội sinh ra như khoan gỗ có thể nẩy ra lửa, đập đá có thể tóe lửa và đào đất lấy được nước, hứng sương lấy nước, còn như tác dụng kỳ diệu về sinh khắc, thì biến hóa không cùng, ở trong người thì tâm là “quẻ ly” thận là “quẻ khảm” đó là thủy hỏa hữu hình của hậu thiên; khác với chân thủy, chân hỏa, vô hình của tiên nhiên, làm cơ sở cho tính mạng, căn bản cho sự sống. Sách nói: nhà làm thuốc biết được tác dụng kỳ diệu vô hình của thủy hỏa thì về y lý đã nắm được quá nửa.

  1. Tinh hoa của thủy là “chí”, tinh hoa của hỏa là “thần”

Thủy chủ trầm tĩnh, hỏa chủ quang minh, cho nên thủy thuộc tạng thận mà chứa (tàng) “chí”, hỏa thuộc tạng tâm mà chứa “thần” nghĩa là ý nghĩ còn giữ lại được gọi là “chí”, không trầm tĩnh sao được! biết trước được sự vật, gọi là “thần” không sáng suốt (quang minh) sao được!

  1. Hỏa làm chủ cho thủy, thủy tức là nguồn của hỏa; nguồn của thủy và hỏa không thể lìa nhau

Trong thân thể con người, tâm sánh với quẻ ly mà sinh ra huyết, là trong dương có âm, tức là chân âm, thận sánh với quẻ khảm mà sinh khí, là trong âm có dương, tức là chân dương; tất nhiên trong tâm có chứa nước dịch đỏ, là chân thủy ở trong thận,trong quả thận có màng trắng là chân hỏa ở trong tâm đó là nói âm gốc ở dương, dương gốc ở âm cùng làm căn bản và tác dụng lẫn nhau, sự tiếp tục của muôn vật, sự biến hóa của thần cơ không ra ngoài lẽ đó.

  1. Hỏa quá thừa là vì thủy không đầy đủ, thủy không đầy đủ biết rằng hỏa đã quá thừa.

Nội kinh nói: âm khí bình hòa, dương khí kín đáo, tinh thần bình thường thì làm gì còn sinh bệnh; đó là đạo âm dương cốt thằng bằng, không nên chênh lệch về một bên, thủy hỏa trong thân thể con người, cũng như cán cân, bên này nặng thì bên kia nhẹ, bên này nhẹ thì bên kia nặng. Phương pháp chữa bệnh, bên kia nặng thì bổ cho bên này, bên này nặng thì bổ cho bên kia, quyết không thể sai nhau một ly, thì mới thăng bằng.

  1. Hỏa được yên vị thì mọi vẻ tốt tươi.

Đây là nói hỏa vô hình tức là mệnh hỏa, là chân dương, là thiếu hỏa sinh ra khí, vị trí của nó yên ổn, thân thể hài cốt đều nhờ đó để sinh hóa, không gì là chẳng tốt tươi, cũng như một ngọn đèn kéo quân, nào bay, nào chạy, nào lạy, nào múa, chỉ là nhờ một ngọn lửa mà thôi, lửa to thì chạy nhanh, lửa nhỏ thì chạy chậm, lửa tắt thì mọi hoạt động đều ngừng.

  1. Hỏa tức là khí, khí không được thăng bằng mà sinh ra bệnh

Khí tức là hỏa, hỏa tức là khí, một giống mà khác tên, vận động xương cốt, ôn dưỡng bắp thịt là tác dụng của khí, hỏa theo nó mà đi ngầm, ngày đêm vòng quanh chẳng nghỉ; hễ nguyên khí bị uất, thì hỏa bốc lên mà sinh ra nóng dữ, cũng như bệnh thương hàn, ngoài bị hàn tà bó lại, chính khí uất ở trong, mà sinh phát sốt.

  1. Hỏa động thì nhiệt, hỏa uất thì hàn; hàn cực độ thì nhiệt, nhiệt cực độ thì hàn
  2. Dương hỏa thuận lợi về cách chính trị, âm hỏa thuận lợi về cách tòng trị.

Dương hỏa là thực hỏa hữu hình của hậu thiên, âm hỏa là hư hỏa vô hình của tiên nhiên. Chính trị là dùng thuốc hàn để trị nhiệt, như Hoàng cầm, Hoàng liên, Tri mẫu, Hoàng bá; Tòng trị là dùng thuốc nhiệt để trị nhiệt, như Sâm, Hoàng kỳ, lấy cam ôn để trừ đại nhiệt, dùng Quế, Phụ để dẫn hỏa về nguyên chỗ chính là như vậy.

  1. Năm tạng đều có “tướng hỏa”, mà đều thuộc vào tâm

Hỏa của năm tạng là hỏa hữu hình, hỏa không thường thì lại gọi là “dân hỏa”, đều nhận khí ở tam tiêu. Tỳ, vị, can, đởm, hai quả thận, đều có một hệ gắn liền với bên tâm bào để thông với tâm, hỏa suy thì sinh bệnh, hỏa thịnh cũng sinh bệnh.

  1. Thủy hỏa là dấu hiệu của âm dương, âm dương là cội gốc của thủy hỏa.

Âm dương là hư danh, thủy hỏa là thực thể, chất nhẹ và trong (khinh, thanh) là nguồn sinh hóa của khí huyết, chất nặng và đục (trong, trọc) là nguồn nương tựa của khí huyết, đều có tác dụng đối với khí huyết.

Suốt cả cuộc đời Hải Thượng Lãn Ông đã vận dụng rất thấu đáo và linh hoạt trong chữa bệnh kể cả về bệnh ngoại cảm cũng như nội thương:

- Về loại bệnh ngoại cảm, ông cũng có những lập luận độc đáo. Ông sáng chế ra ba bài giải biểu: 1- Hòa Vinh bảo vê tán tà phương. 2- Điều khí thư uất phương. 3- Lương Huyết tán tà phương. Ông cho rằng “…phàm gặp loại chứng hậu cần phát tán chỉ dùng các bài chữa về khí huyết, thêm một vài vị có tính chất phát dương nhẹ nhàng… cũng có thể… giải tán bệnh tà…(ngoại cảm). Khí, huyết, vinh, vệ là một phần chính khí. Trong bệnh ngoại cảm ông vẫn chú trọng đến chính khí. Ông nói: “…Lúc nào cũng phải để ý đến chính khí làm đầu. (cứ nhằm chữa chính khí dù) không phát hãn mà hãn tự ra, không công tà mà tà tự rút” … Lập luận của ông nhất trí với kinh văn: - Sở dĩ là khí (bên ngoài) xâm nhiễm gây hại cho cơ thể là do chính khí (vốn có ở bên trong) đã có phần suy yếu (rối loạn không thích ứng nổi)” – (Tà chỉ sở tấu, kỳ chính tất hư). Đến thời kỳ cuối của bệnh ngoại cảm, ông vẫn chú trọng đến chính khí, đặc biệt là vẫn vận dụng thuyết Thủy – Hỏa. “… Đến khi tà đã lui, thời nên dùng những loại thuốc chính về Thủy – Hỏa để tiếp bổ thêm, không cần phải phân tích vụn vặt mà công hiệu rất mau chóng.”

- Về các bệnh nội thương Lãn Ông dùng hai bài Lục vị, Bát vị rất rộng rãi, biện luận nhiều chỗ, rốt cuộc quy vào Thủy- Hỏa . Ông sáng chế thêm sáu bài hòa lý nhằm bồi dưỡng tạng khí, Thủy – Hỏa, Khí – Huyết. Gia giảm lục vị địa hoàng thang , Gia giảm bát vị địa hoàng thang , Gia giảm Tứ vật thang, Gia giảm Tứ quân tử thang, Bổ tỳ âm phương , Bổ vị dương phương.

Như trên, rõ ràng là về bệnh ngoại cảm cũng như bệnh nội thương, ông đều chú ý đến bồi bổ chính khí. Chú trọng mặt bồi bổ trong khi chữa bệnh là đường lối của phái “Vương đạo”, khác với đường lối của phái “Bá đạo”, thiên về phép công tả. Trong đường lối chữa bệnh “Vương đạo” trong bệnh nội thương, cả trong loại bệnh ngoại cảm ông vẫn trọng dụng thuyết Thủy – Hỏa.

 

 

 

  1. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT THỦY HỎA TRONG ĐIỀU TRỊ BẰNG CHÂM CỨU
  2. Trong học thuyết kinh lạc

  - Kinh mạch

Hỏa (kinh dương-Biểu)

Thủy (kinh âm-Lý)

Tiểu trường

Tâm

Tam tiêu

Tâm bào

Đại trường

Phế

Đởm

Can

Vị

Tỳ

Bàng quang

Thận

Mạch đốc

Mạch nhâm

- Huyệt theo ngũ du

Kinh dương Huyệt huỳnh thuộc thủy, huyệt kinh thuộc hỏa. Kinh âm huyệt huỳnh thuộc hỏa, huyệt hợp thuộc thủy

 

Huyệt Hỏa

Huyệt Thủy

Kinh dương

Tiểu trường

Dương cốc

Tiên cốc

Tam tiêu

Chi câu

Dịch môn

Đại trường

Dương khê

Nhị gian

Đởm

Dương phụ

Hiệp khê

Vị

Giải khê

Nội đình

Bàng quang

Côn lôn

Thông cốc

Kinh âm

Tâm

Thiếu phủ

Thiếu hải

Tâm bào

Lao cung

Khúc trạch

Phế

Ngư tế

Xích trạch

Can

Thái xung

Khúc tuyền

Tỳ

Đại đô

Âm lăng tuyền

Thận

Nhiên cốc

Âm cốc

  1. Trong điều trị hội chứng âm dương và tạng phủ

2.1. Điều trị hội chứng âm dương

Hội chứng

Chứng trạng

Hướng điều trị

Huyệt điều trị

Âm Thịnh

Lý hư hàn

Bổ các huyệt hỏa kinh âm

Hành gian, Thiếu phủ

Lao cung, Đại đô

Nhiên cốc, ngư tế

Âm Hư

Lý hư nhiệt 

Bổ thận âm-tăng thủy, điều hòa âm dương hàn nhiệt

 Quan nguyên, Thận du

Tam âm giao, Thái khê

Âm cốc, Dũng tuyền

Dương Thịnh

Biểu thực nhiệt

Tả dương, thanh nhiệt

Tả huyệt hỏa của các kinh

Đại chùy, Khúc trì

Hợp cốc, Nội quan

Dương cốc, Chi câu

Dương khê, Dương phụ

Giải khê, Côn lôn

Thiếu phủ, Lao cung

Ngư tế, Thái xung

Đại đô, Nhiên cốc

Dương Hư

Lý hư hàn

Ôn bổ dương

Bổ các huyệt hỏa của các kinh

Dương cốc, Chi câu

Dương khê, Dương phụ

Giải khê, Côn lôn

Thiếu phủ, Lao cung

Ngư tế, Thái xung

Đại đô, Nhiên cốc

Bị chú: Âm Dương hàn nhiệt luôn có thề chuyển hóa được. "Tố vấn" viết: "Hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn", nghĩa là: hàn qúa sinh nhiệt, nhiệt qúa sinh hàn. Như vậy: Âm (hàn) có thể biến đối sang Dương (nhiệt), nhưng cần phân biệt

- Nếu thực hỏa thì thủ pháp dùng thủy để trị hỏa

- Nếu hư hàn dùng hỏa cứu hoặc bổ để nâng cao chính khí tiêu trừ hư hàn trong cơ thể

2.2. Điều trị hội chứng tạng phủ bằng châm cứu

Tạng phủ có quan hệ biểu lý mật thiết, luôn ước chế lẫn nhau, điều hòa lẫn nhau, sắp xếp từng cặp Âm Dương trong một hệ thống chỉnh thể thống nhất.

=      

 

 

Phương pháp điều trị hội chứng tạng phủ theo học thuyết Thủy – Hỏa

 bằng Châm cứu

Tạng phủ

 

Thực nhiệt

Hư hàn

 

 

Tả các Huyệt

Bổ các Huyệt

Tả các Huyệt

Bổ các Huyệt

Tâm

Thần môn

Thiếu phủ

Thiếu hải

Gian sử

Cự khuyết

 

 

Thiếu hải

Thiếu xung

Đại đôn

Tâm du

Cự khuyết

Tiểu trường

Tiểu hải

Tiền cốc

Túc tam lý

Tiểu trường du

Hợp cốc

Chi chính

 

 

Hậu khê, Túc tam lý, Quan nguyên, Trung quản

Can

Hành gian

Thái xung

Kỳ môn

Trung đô

Chương môn

Bách hội

Phong trì

Thái khê

Thận du

 

Thái xung

Khúc tuyền       Âm cốc      Tam âm giao

Can du

Đởm

Hành gian      Khâu khư      Dương giao      Phong trì      Đởm du

Túc lâm khấp

 

 

Khâu hư     Hiệp khê     Thống cốt     Thận du     Đồng tử lieu

Tỳ

Nội đình

Xung dương

Lệ đoài

Phong long

Trung quản Giãi khê

Thiên xu

 

 

Túc tam lý

Xung dương

Tỳ du

Thái bạch

Tam âm giao

Vị

Thiên xu   Trung quản   Hợp cốc      Giai khê

 

 

Túc tam lý

Xung dương

Thiên xu

Trung quản

Phế

Thái uyên

Gian sử

Liệt khuyết

 

 

 

Thái uyên

Xích trạch

Liệt khuyết

Phế du

Trung phủ

 

Đại trường

Hợp cốc

Thiên xu

Trung quản

Trung cực        Đại trường du

 

 

Thiên xu

Túc tam lý

Đại trường du

Quan nguyên

Thận

 

Dũng tuyền

Nhiên cốc

Phục lưu

Tam Âm giao

Kinh môn

 

Thái khê

Âm cốc

Đại trung

Tam âm giao

Thận du

Bang quang

Trung cực

Quan nguyên Ủy trung

Côn lôn

 

 

Trung cực

Côn lôn

Bàng quang du Kinh môn

Nội quan

Tâm bào lạc

Nội quan

Giản sử

Lao cung

Thần môn

 

 

Nộỉ quan

Đại lãng

Tâm du

Quyết âm du

 

Như vậy trong điều trị hội chứng các bệnh lý của tạng phủ, nếu trạng thái thực – nhiệt thì thủ pháp tả là chính, tả lên các huyệt dương Hỏa.

Hư hàn thì bổ các huyệt Âm – thủy trong kinh mạch của tạng phủ đó.

III. NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

  1. Trong điều trị

Học thuyết thủy - hỏa của của Hải Thượng Lãn Ông đã được ứng dụng trong trong châm cứu điều trị bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương nhiều năm qua, cứu chữa được hàng vạn bệnh nhân. Bệnh viện đã đề xuất và đưa vào điều trị nhiều phác đồ chuyên môn điều trị nhiều bệnh lý khó như liệt nửa người, bệnh lý cột sống, viêm khớp cũng như các bệnh lý của thời hiện đại như tự kỷ trẻ em, hỗ trợ các cơn nghiện ma tuý, châm tê trong phẫu thuật,…

  1. Trong Đào tạo, giảng dạy và hợp tác quốc tế

Phương pháp châm cứu còn được đưa đi giảng dạy ở khắp các tỉnh thành trong nước, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực châm cứu với hàng trăm Tiến sĩ, Thạc sĩ, CKII, CKI và bác sĩ cho cả nước. Hàng ngàn học viên được cấp chứng chỉ chuyên sâu về châm cứu, trong đó có cả những học viên nước ngoài. Không những thế, châm cứu của Việt nam còn được đào tạo, điều trị ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tác truyền thống của Bệnh viện như Liên bang Nga, Mexico. Điều trị mỗi năm hàng ngàn bệnh nhân. bệnh viện còn hợp tác đào tạo hàng tram cán bộ châm cứu cho các nước như Mexico, Đức, Bungari, Hungary, Singapo…., đặc biệt có 20 học viên được cấp bằng thạc sỹ châm cứu tại Mexico.

Bộ sách “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông là một kho tàng về y thuật cho các đời sau học tập và hành nghề y. Học thuyết thủy-hỏa là nét đặc thù trong lập luận và nghiệp vụ của bộ sách, nó không những được ứng dụng có hiệu quả trong dùng thuốc y học cổ truyền mà còn ứng dụng rất hiệu quả trong thực hành châm cứu.

                                                                   PGS.TS. Trần Văn Thanh- Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương