0
PHƯƠNG PHÁP PHỐI HUYỆT  ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĐAU TRÊN LÂM SÀNG

Tác giả: Trần Phương Đông,  Nguyễn Viết Thái

Sử dụng các loại huyệt trong điều trị một bệnh nào đó là tùy thuộc vào sự hiểu biết của từng người thầy thuốc và kinh nghiệm thực tế lâm sàng của họ. Do vậy cùng một bệnh nhưng mỗi người thầy thuốc điều trị sẽ có những phác đồ huyệt khác nhau thậm chí ngay một thầy thuốc cũng có thể sử dụng phác đồ huyệt khác nhau trên một bệnh vào những thời điểm khác nhau.

Về lý luận Y học phương Đông chúng tôi thấy có nhiều cách sử dụng các loại huyệt, cho phác đồ huyệt điều trị chứng đau trên lâm sàng. Chủ yếu như sau:

  1. A THỊ HUYỆT:
  2. Khái niệm A thị huyệt: là điểm đau nhất của vùng đau hay là điểm trung tâm xác định bằng cách lấy đầu ngón tay ấm nhẹ vào vùng đau và hỏi bệnh nhân điểm nào đau hơn cả hoặc thầy thuốc bằng kỹ năng của mình xác định điểm đau trung tâm.

1.2. Cách châm : châm kim nhanh qua da, vuông góc với mặt da nông sâu tùy thuộc khối cơ hay tổ chức liên kết dưới da của điểm huyệt A thị. Cụ thể như sau:

1.2.1. Vùng đầu:

Ở người trưởng thành sau khi châm qua da vê kim nhẹ theo thủ thuật bổ tả đúng theo tính chất của bệnh khi đạt hiểu quả đắc khí thì đẩy kim luồn dưới da đầu sâu thêm 1 – 2 thốn. Nếu bệnh nhân bị hư chứng thì đẩy kim hướng về phía trán, nếu bệnh nhân bị thực chứng thì đẩy kim hướng về phía sau gáy. Nếu điểm A thị huyệt trùng với huyệt trên các kinh mạch thì đẩy kim theo thử pháp nghênh tùy nếu là hư chứng thì đẩy kim xuôi theo hướng đi của kinh mạch và ngược lại nếu là thực chứng thì đẩy kim ngược chiều hướng đi của kinh mạch.

Chú ý: vùng đầu có nhiều xoang tĩnh mạch đi châm xuyên dễ làm tổn thương mạch máu hay gây chảy máu khi rút kim nên phải thận trọng phải để ý xem có chảy máu không, nếu có chảy máu thì dùng bông khô vô trùng ấn nhẹ vào độ 1 – 3 phút thì máu sẽ không chảy nữa. Điều nay rất quan trọng không chỉ là mất một chút máu mà là bệnh nhân thấy vậy họ sẽ sợ và sa sút niềm tin vào khả năng của thầy thuốc.

1.2.2. Vùng cổ:

- Vùng cổ phía sau châm sâu độ 1 – 2 thốn.

- Vùng cổ phía trước là vùng có nhiều mạch máu, hạch thần kinh, khí quản, thực quản, tuyến giáp do vậy khi châm cần thận trọng sau khi châm nhanh qua da thì rất từ từ đẩy kim sâu vào 1 – 2 thốn, nếu thấy vướng thì dừng lại tuyệt đối không được cố đẩy kim vào sẽ làm tổn thương các tổ chức trên, đồng thời cũng không làm thủ thuật mổ cò mà chỉ vê kim nhẹ nhàng để đạt đắc khi.

1.2.3. Vùng mặt:

- Vùng mặt có rất nhiều huyệt nên điểm A thị huyệt thường trùng với các huyệt. Nếu ở vùng trán thì cách châm như ở vùng đầu.

- Còn vùng Thái dương và huyệt Thái dương châm sâu 1- 2 thốn.

- Chú ý: dưới có động mạch thái dương châm chú ý tránh làm tổn thương. Có khi sau khi rút kim máu chảy tụ lại sưng to tới đường kinh 2 – 3 cm, bệnh nhân đau và sợ, vết tím lâu tan. Nên chú ý rút kim để ý độ 1 phút xem có chảy máu không, nếu có phải làm như phần chảy máu da đầu.

- Không châm A thị ở mắt.

1.2.4. Vùng ngực:

- Chú ý dưới da vùng ngực là tim, phổi và hạ sườn phải có gan nên sử dụng châm A thịt huyệt theo nguyên tắc không làm tổ thương tim, phổi và gan.

- Với người trưởng thành châm sâu 0,5 – 1 cm. Thường hay sử dụng A thị huyệt trong điều trị đau thần kinh liên sườn, phía dưới xương sườn có bó mạch thần kinh nên chú ý châm sát ở bờ trên của xương sườn.

1.2.5. Vùng bụng:

Trong bụng có nhiều cơ quan: dạ dày, gan, mật v.v…, bụng dưới cũng có: bàng quang, tử cung v.v….

Do vậy dùng A thị huyệt nên tùy theo cơ thể người châm sâu 1-2-3 thốn, và phải chắc chắn là không chạm vào các cơ quan trong bụng.

Đáng chú ý là bàng quang và tử cung. Nhất là khi mang thai không nên châm cứu, trừ khi thật cần thiết và có kinh nghiệm để tránh gây cơn co tử cung do bị khích kim châm.

Đối với người béo bụng to thì có thể châm sâu hơn.

Chú ý khi châm qua da thì đẩy kim từ từ chậm, nếu thấy vướng thì dừng lại vì khi chạm vào màng ngoài của các cơ quan bên trong thì thấy có cảm giác chạm.

1.2.6. Vùng lưng: chỉ châm sâu 1 – 2 thốn.

Vùng lưng trên bên dưới có phổi nên khi châm sâu phải cẩn thận không làm tổn thương phổi. Thực tế có người đã châm Giáp tích ngang khe liên đốt sống D3, D4 đã xuyên qua màng phổi làm tràn khí dưới da bệnh nhân đau tức ngực và khó thở ngày một tăng phải đi cấp cứu.

Cũng có người châm lưng vùng liên sườn quá sâu bên phải vào gan mỗi khi kích thích máy bệnh nhân đau tức mạn sườn phải rất nhiều, tuy nhiên ngừng kích thích máy thì hết đau. Tuy không phải cấp cứu gì nhưng bệnh nhân sợ và giảm độ tin tưởng vào thầy thuốc.

Vùng lưng dưới chỗ thắt lưng có thận 2 bên. Khi châm vào, cần chú ý không châm vào thận. Tuy nhiên thực tế ít xảy ra trừ khi thận ứ nước phình to thì thầy thuốc sẽ biết trước và đó là bệnh ít khi dùng châm cứu trên lâm sàng chưa thấy ghi nhận tai biến này.

1.2.7. Vùng mông: châm sâu 1-2-3-4 thốn, tùy vị trí, vùng này châm ít khi có tai biến gì.

1.2.8. Vùng chân, tay: châm sâu 1-2-3-4 thốn, tùy vị trí, không có tai biến lớn gì, lưu ý vùng khoe chân có thần kinh mạch tương ứng huyệt Ủy trung châm cẩn thận tránh tổn thương bó mạch thần kinh.

 

  1. LẤY HUYỆT XUNG QUANH VÙNG ĐAU (lân cận thủ huyệt)

2.1. Khái niệm huyệt:

Tức là dùng 4 huyệt xung quanh điểm A thị , cách điểm A thị 1 thốn, theo sơ đồ sau:

Sơ đồ:

 

 

 

                                                                                        Điểm đau

 

 

 

 

 

 

Chú ý: sử dụng huyệt chính ở xung quanh điểm đau khi đó có thể lấy huyệt chính cách điểm A thị từ 1-2-3 thốn vẫn được.

2.2. Phương pháp lấy huyệt: này đơn giản song rất có hiệu quả. Ở chỗ dùng các huyệt của kinh mạch chính đi qua vùng đau. Trong châm cứu có hiệu quả hay không là phải gọi được khí đến hay không, “gọi khí” là điều khí, tùy theo hư thực hàn nhiệt mà thực hiện thủ thuật bổ tả cho phù hợp thường thì khi châm A thị và huyệt lân cận sẽ đỡ đau ngay sau độ 15 -30 phút kích thích máy điện châm kênh tả.

2.3. Cách châm :

Nguyên tắc cách châm cũng chú ý theo vùng như phần A thị huyệt.

Chú ý khi châm đắc khí thì hướng mũi kim về phía huyệt A thị trung tâm vùng đau, chứ không hướng mũi kim theo thủ thuật nghinh tùy.

III. LẤY HUYỆT THEO NGUYÊN TẮC “DỈ THƯỢNG TRỊ HẠ” VÀ NGƯỢC LẠI “DỈ HẠ TRỊ THƯỢNG”

3.1. Khái niệm: nghĩa là lấy huyệt phần trên điều trị bệnh phần dưới và lấy huyệt vùng dưới điều trị bệnh phần trên.

3.2. Cách lấy huyệt:

Xác định vị trí vùng đau, chọn đường kinh, mạch đi qua vùng đau trên các đường kinh mạch chọn những huyệt quan trọng ở phía trên và phía dưới vùng đau châm theo thủ thuật nghinh tùy tức là tùy theo: nếu bệnh nhân thuộc thể hư thì châm bổ, nếu bệnh nhân thuộc thể thực thì châm tả.

3.2.1. Đau vùng đầu, mặt cổ:

- Đau đỉnh đầu chọn huyệt nguyên, huyệt khích, Kinh Can, Bàng quang và Mạch Đốc như huyệt Thái xung, Trung đô, Kinh môn, Kinh Cốt, Đại chùy và Mạch đốc.

- Đau sau gáy: chọn huyệt nguyên, khích của Kinh Đởm, Bàng quang, Mạch Đốc như huyệt : Túc lâm khớp hoặc Khâu như, Ngoại khâu, Kinh Môn, Kinh Cốt, Đại chùy.

- Đau vùng mặt chọn huyệt Kinh Đại tràng, Vị, Mạch đốc như huyệt Hớp cốc, Ôn lưu, Túc tam lý, Lương khâu, Bách hội.

- Đau vùng chẩm, Thái dương : chọn huyệt Kinh Đởm, Tam tiêu như huyệt : Khâu khư, Ngoại khâu, Dương trì, Hội tông.

- Đau vùng cổ: Chọn huyệt kinh Phế, Đại trường, Vị , Mạch Nhâm. Như huyệt: Thái uyên, Khống tối, Hợp cốc, Ôn lưu, Túc Tam lý, Lương khâu, Thiên đột.

3.2.2. Đau vùng lưng

Chọn huyệt Kinh Bàng quang, Mạch Đốc, Mạch Đới, như huyệt : Kinh Môn, Kinh Cốt, Ủy trung, Côn lôn, Đại chùy, Bách hội, Mệnh Môn hỏa.

3.2.3. Vùng ngực :

Chọn huyệt Kinh Tâm bào, Mạch Nhâm, như huyệt : Đại lăng, Nội quan, Khích môn, Đản trung, Cửu vĩ.

3.2.4. Vùng bụng:

Chọn huyệt thuộc Túc Dương Minh, Kinh Vị, Túc Thái âm Tỳ, mạch Nhâm, như huyệt : Túc Tam lý, Lương khâu, Thái bạch, Địa cơ, Đản trung, Quan nguyên, Khí hải.

3.2.5. Đau vùng mạng sườn:

Chọn các huyệt trên kinh Túc Thiếu dương Đởm, Túc ….âu con, Túc Thái âm tỳ, mạch Xung., như  huyệt : Khâu khứ, Ngoại khâu, Đới mạch, Thái xung, Trung đô, Thái bạch, Địa cơ, Thái khê, Thủy tuyền.

3.2.6. Đau chi trên:

- Mặt sau chọn các huyệt trên các kinh Thủ Tam dương gồm: Thủ dương minh Đại trường, Thủ thiếu dương Tam tiêu, Thủ Thái dương Tiểu trường, như các huyệt: Hợp cốc, Ôn lưu, Dương trì, Hội tông, Uyển cốt, Dương lão.

- Mặt trước : chon các huyệt trên các kinh Thủ Tam âm bào gồm: Thủ thái âm Phế, Thủ thiếu âm tam, Thủ quyết âm, Tâm bào. Như: Thái uyên, Khổng tối, Đại lăng, Khích môn, Thần môn, Âm khích.

3.2.7. Đau vùng mông :

Chọn các huyệt trên kinh Túc Thái dương Bàng quang, Túc thiếu dương Đởm như các huyệt: Khâu khư hoặc Túc lâm khấp, Ngoại khâu, Kinh Môn, Kinh Cốt.

3.2.8. Đau vùng chân :

- Mặt sau ngoài: chọn các huyệt trên các kinh Túc tam dương gồm : Túc Thái dương Bàng quang, Túc Thiếu dương Đởm, Túc dương minh Vị. Như các huyệt : Kim môn, Kinh cốt, Khấu khư, Túc lâm khấp, Ngoại khâu, Túc Tam lý, Lương khâu.

- Mặt trước trong : Chọn các huyệt trên các kinh thuộc Túc tam âm gồm: Túc thái âm Tỳ, Túc thiếu âm Thận, Túc quyết âm Can, Như các huyệt : Thái khê, Thủy tuyền, Thái xung, Trung đô, Thái bạch, Địa cơ.

IV LẤY HUYỆT GIÁP TÍCH:

4.1. Khái niệm: đó là các huyệt trên lưng và sau gáy dọc ở 2 bên cột sống , cách mạch Đốc độ 1/2 thốn, có tất cả 26 cặp huyệt : từ C1C2→C7D1, từ D1D2→D11D12, từ D12L1→ L5S1. Tương đương mỗi khe các đốt sống có một cặp huyệt 2 bên.

4.2. Cách lấy huyệt:

4.2.1. Đau đầu , mặt, gáy: lấy các huyệt Hoa đà Giáp tích: C1C2 →C2C3

4.2.2. Đau cổ , chi trên: lấy các huyệt Hoa đà Giáp tích: C3C4, C4C5, C6C7, C7D1.

4.2.3. Đau vùng ngực, sườn, bụng trên (từ hạ sườn đến rốn): lấy các huyệt Hoa đà, Giáp tích: D1D2 → D2D3 … D11D12

4.2.4. Đau vùng bụng dưới: lấy các huyệt Giáp tích: L1L2 → L2L3… L5L6.

4.3. Cách châm: châm kim dài từ 6 – 8cm, mỗi huyệt 1 kim xuyên vào phía cột sống.

  1. ĐAU CÁC PHỦ TẠNG :

5.1. Khái niệm:

- Đau trực tiếp các Phủ: đau dạ dày, đau túi mật, đau bang quang, đau đại tràng, đau tiểu tràng.

- Đau trực tiếp các Tạng: đau Gan, đau Thận, đau Tim, đau Phổi, đau Tụy.

Điều quan trọng nhất là loại trừ các chứng đau Tạng Phủ có tính chất ngoại khoa tức là cần phải phẫu thuật gấp hay có tính chất cấp cứu tức là nguy cơ rối loạn chức năng sống dấn đến tử vong, hay do viêm nhiễm trùng cấp, cần sử dụng kháng sinh thì không được sử dụng châm cứu.

5.2. Một số chứng đau Phủ Tạng có thể dùng châm cứu

5.2.1. Đau dạ dày, tá tràng :

- Á thị huyệt: dùng huyệt Cưu vĩ, Cự khuyết.

- Lân Cận thủ huyệt: Lương môn, Quan môn, Âm độ, U môn.

- Dĩ thượng thị hạ: Khí xà (phù của khí) đưa khí ra Nội quan làm thông Kinh mạch, huyệt chủ vùng ngực.

- Dĩ hạ trị thượng: Túc tam lý, Lương khâu

- Giáp tích : D1D10, D10D11, D11D12.

- Huyệt chủ phủ: Trung quản.

5.2.2. Đau đại tràng:

- Á thị huyệt: dùng huyệt Thiên khu, Đại hoành, Khí xung.

- Lân Cận thủ huyệt: Thái ất, Đới mạch, Phúc kết, Hoạt nhục môn.

- Dĩ thượng thị hạ: Hợp cốc, Ôn lưu.

- Dĩ hạ trị thượng: Lương khâu, Túc tam lý, Huyết hải.

- Giáp tích : L1L2, L2L3, L3L4.

- Huyệt chủ phủ: Trung quản.

- Huyệt chủ của vùng bụng : Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải.

5.2.3. Đau tiểu tràng bào gồm tá tràng:

- Á thị huyệt: dùng huyệt Cự khuyết, Thượng quản, U môn, Thông cốc.

- Lân Cận thủ huyệt: Thiên khu, Đại hoành, Quan môn.

- Dĩ thượng thị hạ: Uyển cốt, Dương lao, kinh Tiểu trường.

- Dĩ hạ trị thượng: Huyết bài, Túc tam lý, Lương khâu.

- Giáp tích : D10D11, D11D12, D12L1.

- Huyệt chủ phủ: Trung quản.

- Huyệt chủ của vùng bụng: Túc tam lý, Tam âm giao, Huyết hải.

5.2.4. Đau túi mật:

- Á thị huyệt: dùng huyệt Thượng quản, Nhật nguyệt, Thông cốt.

- Lân Cận thủ huyệt: Lương môn, Kỳ môn, Cự khuyết.

- Dĩ thượng thị hạ: Hội quan.

- Dĩ hạ trị thượng: Khâu khư, Ngoại khâu, Túc lâm khớp.

- Giáp tích : D8D9, D9D10.

- Huyệt chủ phủ: Trung quản.

- Huyệt chủ của vùng bụng: Tam âm giao, Túc Tam lý.

5.2.5. Đau Bàng quang:

- Á thị huyệt: dùng huyệt Khúc cốt, Trung cực.

- Lân Cận thủ huyệt: Tử cung, Khí hải, Quan nguyên.

- Dĩ thượng thị hạ: Uyển cốt, Dương lao.

- Dĩ hạ trị thượng: Kim môn, Kinh cốt, Thái khê, Thùy tuyền.

- Giáp tích : L5S1, Thượng liêu, Thứ liêu.

- Huyệt chủ phù: Trung quản.

- Huyệt chủ của vùng bụng: Túc tam lý, Tam âm giao.

5.2.6. Đau gan (đau quặn gan):

- Á thị huyệt: dùng huyệt: Nhật nguyệt (bên phải), Chương môn (bên phải), Kỳ môn.

- Lân Cận thủ huyệt: Kỳ môn (bên phải), Đới mạch.

- Dĩ thượng thị hạ: Nội quan.

- Dĩ hạ trị thượng: Thái xung, Trung đô.

- Giáp tích : D4D10, D10D11.

- Huyệt chủ tạng: Chương môn.

- Huyệt chủ của vùng bụng: Túc tam lý, Tam âm giao.

5.2.7. Đau do viêm tụy mãn: ngoài dung thuốc tây y, khi đau nhiều có thể làm giảm đau.

- Á thị huyệt: Quan môn, Phúc Ai, Thông cốc. (bên trái)

- Lân Cận thủ huyệt: Cự khuyết (trái), Âm đô, Lương môn. (bên trái)

- Dĩ thượng thị hạ: Nội quan, Kiên tỉnh, Khuyết bồn.

- Dĩ hạ trị thượng: Thái bạch, Địa cơ.

- Giáp tích : D10D11, D11D12.

- Huyệt chủ tạng: Chương môn.

- Huyệt chủ của vùng bụng: Túc tam lý, Tam âm giao.